Under a ruthless sky

.

Quite an experience to live in fear, isn’t it ? That’s what it is to be a slave.

-Batty, Blade Runner

.

Now the summer is passed,

It might never have been.

It is warm in the sun,

but it isn’t enough.

.

All that I could attain,

like a five-fingered leaf,

Fell straight into my hand,

But it isn’t enough.

.

Neither evil nor good

Has yet vanished in vain.

It all burned and was light,

but it isn’t enough.

.

Life has been like a shield

and has offered protection.

I have been very lucky,

But it isn’t enough.

.

The leaves were not burned,

the boughs were not broken.

The day shines like glass,

But it isn’t enough.

.

-by Arseny Tarkovsky

.

Bài thơ này được dịch từ tiếng Nga, tôi nghĩ nó đã mất một chút vần điệu. Khi đứng riêng, nó không nói lên nhiều. What isn’t enough ? – người đọc có thể thắc mắc. Nhưng khi đặt trong bộ phim kinh điển Stalker (1979) của đạo diễn Tarkovsky, nó lập tức tỏa sáng như một viên ngọc.

Stalker là một phim có thời lượng dài, khoảng 2h40 phút. Phần lớn thời gian toàn là quay rác rưởi, phế liệu, nhà cửa đổ nát. Vậy mà bằng cách nào đó, nó là một trong những bộ phim đẹp nhất, và buồn nhất mà tôi từng được xem. Một sự đối lập rực rỡ với những bộ phim Hollywood hiện đại với kinh phí cả trăm triệu đô, với những đại cảnh cgi hoành tráng, những trai xinh gái đẹp da mặt cà mịn như nhung, những câu chuyện giả tạo, những kịch bản rác rưởi.

Tôi nhận ra một điểm đặc biệt : có lẽ tôi-trước-40-tuổi sẽ không thấy phim này đẹp và buồn như thế. Một trong lý do chính khiến tôi hiện nay khác với tôi hồi xưa, đó là tôi đã đọc về lịch sử nhiều hơn. Cụ thể ở đây là lịch sử của hai nước toàn trị lớn nhất : Liên Xô và Trung Quốc. Có thể nhận thấy điều này khi xem các bài review trên imdb : những bài từ những năm 2000, do những người già hơn viết, phần lớn là khen. Những bài mới từ 2010 phần lớn là chê với những lý do mà tôi thấy là do không có khái niệm gì về thứ mà bộ phim muốn nói. Tôi nghĩ, để thực sự trưởng thành, người ta không thể không đọc Quần đảo ngục tù (The gulag Archipelago). Có lẽ trong lịch sử chưa từng có cuốn sách nào có sức nặng khủng khiếp như vậy, và số người có thể đọc từ đầu đến cuối là rất ít. Tôi cũng mới chỉ đọc được một phần của cuốn sách 3000 trang này. Phần tôi đã đọc cũng đủ để tôi thấy biết ơn khi không phải sinh ra vào thời đại đó, trong những đất nước đó. Một địa ngục mà con người phải đấu tranh liên tục, không ngừng nghỉ, không chỉ trong suốt cuộc đời, mà còn trong từng câu nói, trong từng biểu cảm, trong từng hơi thở, để giữ được nhân tính của mình.

Tarkovsky làm phim này vào năm 79, nghĩa là thời điểm mà cơn ác mộng đã gần đến hồi kết. Nhưng bài thơ này không phải của ông, mà là của bố ông, một nhà thơ. Hãy đi đến tận cùng của nỗi tuyệt vọng, để thấy nỗi tuyệt vọng không phải là một đóa hoa. Nó đẹp hơn một bông hoa, nó không phải đồ trang sức, và nó ôm trong mình cái ý chí không khuất phục của cả một đời người. Trong một thế giới mà mỗi cử động của con người đều bị trĩu xuống bởi hàng tấn xiềng xích vô hình, nghệ thuật vẫn tìm được con đường của nó. Những tảng băng trôi, những hình ảnh phản chiếu qua gương, những câu chuyện thần thoại. Khi mà nói thẳng, nói thật, thậm chí nói bóng gió đều dẫn đến tù đày hoặc bị giết, người nghệ sĩ không bỏ cuộc. Đó chính là lúc những tác phẩm vĩ đại ra đời.

Leave a comment