art

How could one be sad

.

reading a poem like this ?

.

.

here’s a bluebird in my heart that
wants to get out
but I’m too tough for him,
I say, stay in there, I’m not going
to let anybody see
you.
there’s a bluebird in my heart that
wants to get out
but I pour whiskey on him and inhale
cigarette smoke
and the whores and the bartenders
and the grocery clerks
never know that
he’s
in there.


there’s a bluebird in my heart that
wants to get out
but I’m too clever, I only let him out
at night sometimes
when everybody’s asleep.
I say, I know that you’re there,
so don’t be
sad.
then I put him back,
but he’s singing a little
in there, I haven’t quite let him
die
and we sleep together like
that
with our
secret pact
and it’s nice enough to
make a man
weep, but I don’t
weep, do
you ?

-Bluebird by Charles Bukowski

In the mood for a love story

.

And they say in the end it was all for love

.

.

(Câu chuyện thứ 7)

Đến lượt kể chuyện của mình, Galip chọn một câu chuyện tình mà một nhà báo già và cô độc từng kể cho anh, ông nói ông nghe nó từ một nhà báo khác, nhiều năm về trước. Người đàn ông này đã dành cả cuộc đời mình trong văn phòng của tờ báo ở Babiali, dịch những tạp chí ngoại quốc và phê bình nhận xét các bộ phim và vở kịch mới nhất. Ông chưa từng kết hôn – ông quan tâm đến quần áo và trang sức phụ nữ hơn là bản thân đàn bà – thay vào đó ông chọn cách sống một mình trong một căn hộ hai phòng trong những con hẻm ở Beyoglu, người bạn duy nhất của ông là một con mèo mướp trông còn già và cô đơn hơn cả ông. Vụ chấn động duy nhất trong cuộc đời trầm lặng của ông là khi Marcel Proust đã cám dỗ ông đọc À la recherche du temps perdu (*) ; đọc đến cuối quyển sách, ông quay ngược lại điểm khởi đầu để đọc đến cuối lần nữa, và tiếp tục làm thế cho đến tận cuối đời.

Nhà báo già đã bị cuốn sách quyến rũ đến mức lúc đầu ông kể về nó cho tất cả những người ông gặp, nhưng ông nhận ra rằng không có ai muốn đọc nguyên bản tiếng pháp vì quá phiền phức, không có ai để ông chia sẻ sự hứng khởi của mình. Vậy nên ông quay trở lại bản thân mình, kể lại với bản thân mình, từng cảnh một, cái câu chuyện mà đến lúc đó chỉ có Chúa mới biết ông đã đọc bao nhiêu lần. Suốt cả ngày, bất cứ khi nào có điều gì làm ông buồn lòng, bất cứ khi nào ông phải đương đầu với những sự thô lỗ và tàn nhẫn từ những kẻ ít học, vô văn hóa, vô cảm và tục tĩu, ông tự an ủi mình bằng cách nghĩ. Ai quan tâm chứ ? Tôi có ở đây đâu ? Tôi đang ở nhà, trên giường của tôi, mơ về Albertine đang say ngủ ở phòng kế bên, cô ấy đang mơ về thứ cô ấy sẽ làm khi cô ấy mở mắt ra, thoáng chốc nữa thôi ; Tôi nghe những bước chân nhẹ nhàng, ngọt ngào của cô ấy khi cô ấy đi trong nhà, và tôi hoan hỉ làm sao ! Khi tản bộ một cách buồn bã qua các con phố như người dẫn chuyện của Proust, ông mơ về một cô gái có tên Albertine, một cô gái trẻ và đẹp đến mức việc một ngày nào đó được giới thiệu với cô đã từng là một giấc mơ nằm ngoài tầm với của ông, giờ ông sẽ mơ rằng cô đang ở nhà chờ ông trở về, mơ về những việc mà cô sẽ làm trong khi cô chờ đợi. Trở về với căn hộ của mình nơi có cái bếp lò chẳng bao giờ có thể sưởi ấm được nhiều, nhà báo già sẽ chạnh lòng nhớ lại những trang sách từ một tập khác, khi mà Proust nói về việc Albertine rời bỏ ông, và ông cảm thấy cái lạnh buốt trống rỗng của căn nhà tận trong xương tủy khi ông nhớ lại cái cách mà ông và Albertine từng ngồi đây, cười đùa, nói chuyện và uống cà phê, cái cách mà cô luôn muốn ấn chuông khi cô đến thăm ông, cái cách mà ông thường xuyên bị nỗi ghen tuông dày vò ; từng đợt từng đợt, ông gợi lại những ký ức của chuyến đi đến Venice của hai người, trước tiên ông giả vờ mình là Proust, sau đó lại giả vờ mình là nhân tình của ông ấy, Albertine, cho đến khi gương mặt ông thấm đẫm những giọt nước mắt của đau khổ và hạnh phúc.

Vào một buổi sáng chủ nhật, khi ngồi trong căn hộ với con mèo mướp của mình, giận dữ trước sự thô tục của những câu chuyện được đăng báo, hoặc những lời chế giễu của lũ hàng xóm tọc mạch, hoặc những họ hàng xa thiếu tế nhị, hoặc những đứa trẻ láo hỗn, ông giả vờ rằng ông tìm thấy một chiếc nhẫn trong một ngăn nào đó trong cái tủ bàn cũ, và ông tự nói với mình rằng cô giúp việc Francoise đã tìm thấy nó trong ngăn của cái bàn làm bằng gỗ trắc, và rằng nó thuộc về Albertine, người đã quên mang nó đi theo, và ông quay về phía cô giúp việc tưởng tượng và nói “Không, Francoise” – đủ to để con mèo có thể nghe ông nói – “Albertine không quên mang theo cái nhẫn này đâu, chẳng có lý do gì để gửi nó đi, vì cô ấy sẽ quay trở lại ngôi nhà này, rất sớm thôi”.

Bởi vì không có ai ở đây biết Albertine là ai, hoặc thậm chí Proust là ai, nên đất nước này mới ở trong tình trạng cùng khổ bất hạnh như vậy, nhà báo già tự thuyết phục mình. Nhưng một ngày nào đó, nếu đất nước này đủ sức tạo nên những con người có khả năng hiểu Albertine và Proust, phải rồi, có lẽ khi ấy những gã đàn ông để ria mép đáng thương mà ông thấy vẫn đi lại trên các con phố sẽ bắt đầu hưởng thụ một cuộc sống tốt hơn ; có lẽ khi ấy bọn họ sẽ dừng cái việc cầm dao đâm chém lẫn nhau để vẽ lên những người tình cho mình trong những giấc mơ tươi đẹp hơn cả bản thân cuộc sống. Còn đối với tất cả những người viết và người dịch, những kẻ đã tìm được việc ở tòa báo bằng cách ra vẻ là có học, đó là bởi họ không đọc Proust, không biết Albertine, thậm chí không biết rằng bản thân ông, nhà báo già, đã đọc Proust – rằng ông chính là Proust, và là cả Albertine – vì thế mà họ mới đần độn và độc ác.

Nhưng điều đặc biệt nhất trong câu chuyện này không phải là việc nhà báo già đã gắn cái tôi vào nhân vật chính của Proust một cách sâu sắc đến nỗi ông tin rằng mình chính là Proust ; giống như mọi người Thổ, những người yêu thích các tác giả phương tây không được ai khác đọc, ông đi từ việc yêu những câu chữ của Proust đến chỗ tin rằng bản thân mình đã viết nó. Cùng với thời gian, ông trở nên chán ghét những kẻ xung quanh không chỉ vì ông yêu một cuốn sách mà họ sẽ không bao giờ đọc, mà còn vì ông đã viết một cuốn sách mà họ sẽ không bao giờ viết nổi. Vậy nên thứ đáng kinh ngạc ở đây không phải là việc nhà báo già đã dùng nhiều năm tháng để giả vờ mình là Proust và Albertine, mà là việc sau nhiều năm giấu kín bí mật này với tất cả mọi người, ông đã quyết định gửi gắm nó cho một nhà báo khác.

Có lẽ ông làm thế bởi nhà báo trẻ này có một vị trí đặc biệt trong tim ông, vì có cái gì đó nơi cậu bé này gợi ông nhớ đến Proust và Albertine xinh đẹp ; những dấu hiệu mơ hồ về một cái ria mép trên môi trên của cậu, khuôn người mạnh mẽ cổ điển, hông đẹp và lông mi dài ; cũng như Proust và Albertine, cậu ngăm đen và không quá cao, với làn da mềm mại, ánh lên như lụa của một người Pakistan. Nhưng các điểm chung chỉ đến đó : sở thích của cậu nhà báo xinh đẹp đối với văn học Châu Âu chỉ dừng lại ở Paul de Kock và Pitigrilli ; khi nghe chuyện của nhà báo già, phản ứng đầu tiên của cậu là cười và sau đó cậu nói sẽ dùng câu chuyện thú vị này trong một chuyên mục, vào một ngày nào đó.

Nhận thấy sai lầm của mình, nhà báo già xin đồng nghiệp trẻ đẹp của mình hãy quên hết những thứ ông vừa kể, nhưng cậu giả đò không nghe thấy và tiếp tục cười. Trở về nhà vào buổi tối ngày hôm đó, nhà báo già lập tức nhận ra cuộc sống của mình đã đảo lộn : ông không thể tiếp tục ngồi trong căn hộ trống rỗng này và nghĩ về những vụ ghen tuông của Proust, hay về những thời khắc đẹp đẽ ông đã trải qua cùng Albertine, hay suy tư về nơi chốn hiện tại của nàng. Biết rằng có một tình yêu đặc biệt và say đắm, một mối tình mà ông, và chỉ ông có thể dành cho nàng – biết rằng không có người nào khác ở Istanbul này cảm thấy như thế – điều này là niềm tự hào duy nhất của ông. Nghĩ rằng mối tình trong trắng và cao thượng của ông sắp bị thu giảm thành thứ tào lao giải trí cho hàng trăm hàng ngàn những độc giả vô tâm – cảm giác đó giống như để Albertine, người phụ nữ ông tôn thờ suốt bao năm, bị cưỡng hiếp. Những độc giả não phẳng đọc báo để biết thủ tướng đã lừa gạt họ như thế nào, hoặc đài radio đã phạm những sai lầm nào trong thời gian qua, sau đó họ sẽ dùng nó để gói cá hoặc lót thùng rác. Ôi, Albertine yêu dấu, người đã làm ông đau đớn vì ghen tuông, người đã ra đi bỏ lại ông vỡ vụn, người có thể đã mãi mãi lung linh trong những giấc mơ của ông như những ngày đầu khi ông nhìn thấy cô đạp xe trên phố Baalbec ! Chỉ riêng ý nghĩ rằng tên cô sẽ bị nhắc đến trong một tờ báo đê hèn đã làm ông muốn chết.

Điều đó khiến ông tìm được can đảm và quyết tâm để gọi điện cho cậu nhà báo có đôi môi trễ nải và làn da lụa ; ông nói “ông và chỉ ông” mới có thể miêu tả mối tình độc nhất và vĩnh cửu của mình, sự gian khổ của kiếp người, sự ghen tuông không giới hạn, không cách cứu chuộc, ông van xin cậu đừng bao giờ đề cập đến Proust và Albertine trong một chuyên mục báo, đừng đề cập đến họ ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Ông tìm được dũng khí để thêm “Nhất là hãy nhớ rằng bản thân cậu chưa từng đọc sách của Proust !” “Sách của ai ?” – ông được hỏi – “Sách nào ? Chuyện gì ?” – bởi đến lúc này nhà báo trẻ đã quên hết câu chuyện về mối tình của đồng nghiệp già. Ông kể cho cậu toàn bộ câu chuyện một lần nữa từ đầu, và một lần nữa nhà báo trẻ phản ứng với tiếng cười, anh nói, Vâng, vâng, anh đang định viết về nói, thật sự là thế. Có lẽ anh thậm chí nghĩ rằng đấy chính là thứ mà nhà báo già muốn anh làm.

Và sau đó anh đã viết nó. Nó giống một câu chuyện hơn là một chuyên mục, và nó miêu tả nhà báo già gần giống như trong câu chuyện mà bạn vừa được nghe : một Istanbullu già và bất hạnh, người đã phải lòng một nhân vật chính trong một tiểu thuyết phương tây, sau đó tự thuyết phục bản thân rằng ông là nhân vật đó, và cũng là tác giả. Giống như nhà báo ngoài đời, nhà báo già trong chuyên mục có một con mèo mướp. Và nhà báo già trong chuyên mục cũng bị sốc và buồn bực khi ông thấy câu chuyện của mình bị chế nhạo bởi một chuyên mục. Trong câu chuyện bên trong câu chuyện đó, ông cũng muốn chết khi ông thấy tên của Proust và Albertine trên báo. Trong những cơn ác mộng mà nhà báo già phải chịu trong những đêm bất hạnh cuối cùng của đời ông, ông thấy nhiều Proust, nhiều Albertine và nhiều nhà báo già lặp lại lẫn nhau không hồi kết, và một cái giếng không đáy của những câu chuyện bên trong những câu chuyện bên trong những câu chuyện. Tỉnh giấc giữa đêm, nhà báo già nhận ra tình yêu của ông đã tan biến ; ông không còn có thể tìm thấy hạnh phúc trong những cơn mơ của ông về nàng, bởi những giấc mơ của ông phụ thuộc vào việc không còn ai khác thậm chí biết về sự tồn tại của nàng. Ba ngày sau khi bài chuyên mục tàn nhẫn đó được đăng, họ phá cửa vào và tìm thấy nhà báo già đã chết một cách im lặng trong giấc ngủ, bị ngạt trong khói của cái bếp lò chẳng tỏa được chút nhiệt nào. Dù con mèo đã bị bỏ đói hai ngày, nó chưa đủ dũng khí để ăn chủ nhân của nó.

Dù câu chuyện của Galip buồn, anh cảm thấy nó mang mọi người lại gần hơn, cũng như các câu chuyện trước. Khi âm nhạc tràn vào phòng từ một chiếc radio vô hình nào đó, nhiều người – bao gồm cả những nhà báo ngoại quốc – đứng dậy để khiêu vũ với những cô gái trong quán bar, và họ tiếp tục nhảy, cười đùa và nói chuyện cho đến lúc hộp đêm đóng cửa.

.

.

(trích The black book – Orhan Pamuk)

.

.

——-

(*): Đi tìm thời gian đã mất, 1913, Marcel Proust

.

.

Someone important

.

who I haven’t met, for too long

.

This morning

.

Enter without knocking, hard-working ant.
I’m just sitting here mulling over
What to do this dark, overcast day?
It was a night of the radio turned down low,
Fitful sleep, vague, troubling dreams.
I woke up lovesick and confused.
I thought I heard Estella in the garden singing
And some bird answering her,
But it was the rain. Dark tree tops swaying
And whispering. “Come to me my desire,”
I said. And she came to me by and by,
Her breath smelling of mint, her tongue
Wetting my cheek, and then she vanished.
Slowly day came, a gray streak of daylight
To bathe my hands and face in.
Hours passed, and then you crawled
Under the door, and stopped before me.
You visit the same tailors the mourners do,
Mr. Ant. I like the silence between us,
The quiet–that holy state even the rain
Knows about. Listen to her begin to fall,
As if with eyes closed,
Muting each drop in her wild-beating heart.

-by Charles Simic

We don’t have long, time trickles away

.

don’t you see, the world is falling apart ?

.

.

Hiếm có một series hay nào mà phần 3 vẫn còn giữ nguyên phong độ của phần 1 như Babylon Berlin – một series về nước Đức những năm 30, khi cả một dân tộc đã đặt một chân vào hố sâu của sự điên loạn mà không hề hay biết. Một thành phố của những buổi tiệc hào nhoáng, sa đọa của giới thượng lưu, đối lập với những khu nghèo ngày càng bị bần cùng hóa. Sự căm ghét bám rễ vào khắp nơi, đơm hoa kết trái, con người không còn tin vào bất cứ điều gì, ngoài tiền. Và không còn đi tìm bất cứ điều gì, ngoài những lạc thú xác thịt. Thị trường chứng khoán không có khái niệm giảm. Chỉ có hai loại người tồn tại: những kẻ cực đoan và những zombies. 8 năm sau tác phẩm vĩ đại The waste land của T.S.Eliot (1922), tất cả vẫn bước những bước mộng du về phía sự hủy diệt. Và không chỉ ở nước Đức, mà toàn bộ Châu Âu. Tôi tự hỏi liệu có điểm gì khác biệt với hiện tại của chúng ta ?

Babylon Berlin là một trong ít thứ cho tôi hy vọng về điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung. Dù tôi không biết nhiều về nhạc đức, và nghĩ tiếng đức không phải là một thứ tiếng phù hợp với âm nhạc, đây có lẽ là bài hát tiếng đức hay nhất mà tôi từng nghe.

.

ich war allein in meinem träumen
in meinem kopf hab ich geküsst
eintausendmal

heut sah ich dich vor meiner türe stehen
frag mich suchst etwa du nach mir

ich kanns in deinen augen sehen
nur ich kann diesen blick verstehen
du bist alles was ich will / du bist alles

komm und trag mich durch die welt
komm und nimm mein ganzes leben
du bist alles was ich will / du bist alles

uns bleibt nicht lange unsere zeit verrinnt
siehst du nicht wie die welt zerbricht
eintausendmal

mein herz es füllt sich und zerfliesst
weißt du denn nicht was du mir bist

ich hab dich viel zu lang ersehnt
ich hab dir das nur nie erwähnt
du bist alles was ich will / du bist alles

dieser stern verglüht im nu
unser glück hängt jetzt am morgen
du bist alles was ich will / du bist alles

komm und trag mich durch die welt
komm und nimm mein ganzes leben
du bist alles was ich will / du bist alles

.

(phiên bản trong phim hay hơn clip dưới đây, một phần do cảm xúc của người xem đã được slow burns trong nhiều tập trước đó)

Under a ruthless sky

.

Quite an experience to live in fear, isn’t it ? That’s what it is to be a slave.

-Batty, Blade Runner

.

Now the summer is passed,

It might never have been.

It is warm in the sun,

but it isn’t enough.

.

All that I could attain,

like a five-fingered leaf,

Fell straight into my hand,

But it isn’t enough.

.

Neither evil nor good

Has yet vanished in vain.

It all burned and was light,

but it isn’t enough.

.

Life has been like a shield

and has offered protection.

I have been very lucky,

But it isn’t enough.

.

The leaves were not burned,

the boughs were not broken.

The day shines like glass,

But it isn’t enough.

.

-by Arseny Tarkovsky

.

Bài thơ này được dịch từ tiếng Nga, tôi nghĩ nó đã mất một chút vần điệu. Khi đứng riêng, nó không nói lên nhiều. What isn’t enough ? – người đọc có thể thắc mắc. Nhưng khi đặt trong bộ phim kinh điển Stalker (1979) của đạo diễn Tarkovsky, nó lập tức tỏa sáng như một viên ngọc.

Stalker là một phim có thời lượng dài, khoảng 2h40 phút. Phần lớn thời gian toàn là quay rác rưởi, phế liệu, nhà cửa đổ nát. Vậy mà bằng cách nào đó, nó là một trong những bộ phim đẹp nhất, và buồn nhất mà tôi từng được xem. Một sự đối lập rực rỡ với những bộ phim Hollywood hiện đại với kinh phí cả trăm triệu đô, với những đại cảnh cgi hoành tráng, những trai xinh gái đẹp da mặt cà mịn như nhung, những câu chuyện giả tạo, những kịch bản rác rưởi.

Tôi nhận ra một điểm đặc biệt : có lẽ tôi-trước-40-tuổi sẽ không thấy phim này đẹp và buồn như thế. Một trong lý do chính khiến tôi hiện nay khác với tôi hồi xưa, đó là tôi đã đọc về lịch sử nhiều hơn. Cụ thể ở đây là lịch sử của hai nước toàn trị lớn nhất : Liên Xô và Trung Quốc. Có thể nhận thấy điều này khi xem các bài review trên imdb : những bài từ những năm 2000, do những người già hơn viết, phần lớn là khen. Những bài mới từ 2010 phần lớn là chê với những lý do mà tôi thấy là do không có khái niệm gì về thứ mà bộ phim muốn nói. Tôi nghĩ, để thực sự trưởng thành, người ta không thể không đọc Quần đảo ngục tù (The gulag Archipelago). Có lẽ trong lịch sử chưa từng có cuốn sách nào có sức nặng khủng khiếp như vậy, và số người có thể đọc từ đầu đến cuối là rất ít. Tôi cũng mới chỉ đọc được một phần của cuốn sách 3000 trang này. Phần tôi đã đọc cũng đủ để tôi thấy biết ơn khi không phải sinh ra vào thời đại đó, trong những đất nước đó. Một địa ngục mà con người phải đấu tranh liên tục, không ngừng nghỉ, không chỉ trong suốt cuộc đời, mà còn trong từng câu nói, trong từng biểu cảm, trong từng hơi thở, để giữ được nhân tính của mình.

Tarkovsky làm phim này vào năm 79, nghĩa là thời điểm mà cơn ác mộng đã gần đến hồi kết. Nhưng bài thơ này không phải của ông, mà là của bố ông, một nhà thơ. Hãy đi đến tận cùng của nỗi tuyệt vọng, để thấy nỗi tuyệt vọng không phải là một đóa hoa. Nó đẹp hơn một bông hoa, nó không phải đồ trang sức, và nó ôm trong mình cái ý chí không khuất phục của cả một đời người. Trong một thế giới mà mỗi cử động của con người đều bị trĩu xuống bởi hàng tấn xiềng xích vô hình, nghệ thuật vẫn tìm được con đường của nó. Những tảng băng trôi, những hình ảnh phản chiếu qua gương, những câu chuyện thần thoại. Khi mà nói thẳng, nói thật, thậm chí nói bóng gió đều dẫn đến tù đày hoặc bị giết, người nghệ sĩ không bỏ cuộc. Đó chính là lúc những tác phẩm vĩ đại ra đời.

Reflect on friendship

.

I long for scenes where man hath never trod

A place where woman never smiled or wept

There to abide with my Creator, God,

And sleep as I in childhood sweetly slept,

Untroubling and untroubled where I lie

The grass below—above the vaulted sky.

I am, by John Clare

.

When I think about friendship, I picture it similar to love, but not as hot and more long-lasting. Like love, it’s never going to last. People change. No one survives himself from age to age. Personally, I know little about friendship and my memories, what can I say, aren’t so good. When I do think about it, sometimes I feel like I’m tasting the sour and old soup of the past, but not only the past. A thing of irrelevance, a drop of honey in a bowl of disappointment. I detest reunions, and if some happen accidentally, how I wish to undo it, because how far people fall as they grow, including me. A mutual disillusion.

.

No, not here

.

If you are

all the things that you say

If you do mean

to rise above the misty days

If all that you want

are really what you want

If your desires

are yours, and not jewelry put in your head

If your words

are your own, and there are no invisible lines control your lips

Then you would be here

.

If only you are

all the things that you say

your world wouldn’t have so many new faces

after the age of forty

cause it would look funny

and crowded on your deserts

If only what drives you

are really what you want

then your borders would be drawn by tears

not opportunities, and costs

.

If only you are

some of the things that you say

days in, days out

like broken sermons only zombies believe,

in the afternoon, beside some cakes

and teas,

under some trees,

I would tell you stories

of your futures, and pasts

The clouds would darken, and there would be rain

You would be here, my dear

You would be here,

lonely, wet, forsaken, at last,

like it must be.

You would love me, even,

and in the night when there is no light,

we could begin to talk about the truth.

The devolution of Hollywood

.

And as the flames climbed high into the night

.

Tôi là một cinephile. Từ khoảng 20 năm trở lại đây, ngày nào tôi cũng xem trung bình từ 1 đến 2 phim, còn nếu xem series thì nhiều hơn. Khoảng mười năm trước đây, tôi nghĩ mình đã xem được cỡ hơn 90% số phim hay của nhân loại. Kể từ đó, quá trình tìm phim để xem hàng ngày trở nên khó hơn. Tôi lập ra một hệ thống filter lọc phim với nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ tôi chỉ xem phim có rating 7+ trên imdb, nếu là phim comedy thì 6+ (vì tôi thích comedy nên dễ tính hơn), hoặc nếu là phim asian thì cũng chỉ cần 6+, vì imdb ratings tương đối racist. Bởi số lượng phim ra hàng năm nhiều khủng khiếp, nên hàng ngày tôi vẫn có phim hay để xem, tuy có thể ko đạt đến mức độ thỏa mãn như thời gian trước.

Tôi vốn nghĩ thói quen này sẽ ko thay đổi, nhưng như tất cả mọi thứ, chẳng ai biết được tương lai của chúng sẽ thế nào. Gần đây việc tìm một bộ phim hay series đáng xem trở nên gian nan với tôi, và nếu trước kia những “tai nạn” thỉnh thoảng xảy ra, nghĩa là tôi vớ phải những phim dở, thì bây giờ nó trở thành chuyện cơm bữa. Không những thế, tôi thường xuyên bị cảm thấy bất ngờ và kinh tởm khi xem phim, một cảm giác trước nay không hề có. Cảm giác này phần lớn đến từ những phim Hollywood mới ra trong khoảng 3-4 năm gần đây, và đôi lúc đến từ các nền điện ảnh phương tây khác. Tôi hầu như không muốn động vào phim Mỹ, và danh sách search phim của tôi vươn đến cả những vùng xa xôi như điện ảnh Iran từ 20 năm trước, với hiệu quả không hề thấp.

2 năm trước, khó chịu với trò mèo ăn theo phong trào dân túy mang tên Joker, tôi đã viết post này : https://arral.wordpress.com/2020/02/07/the-painted-skins/ Tôi đi đến kết luận rằng, có lẽ tôi đã nhầm về sự phục hưng của điện ảnh, và thời gian sắp tới, môn nghệ thuật thứ 7 này sẽ vào đà rơi tự do. Tôi nghĩ điện ảnh, ít ra là điện ảnh Mỹ, đã đi vào và tăng tốc trên con đường giả dối, đu trend, vị lợi nhuận. Cỗ máy PR, được điều khiển bởi các AI tinh xảo, đã hầu như tính toán chính xác được sự thành công về mặt thương mại của một bộ phim, trước khi nó ra đời. Tính vị nghệ thuật, và tính vị nhân sinh, hai thứ từng tỏa sáng rực rỡ trong những năm hoàng kim 8x 9x của Hollywood, đã teo tóp gần như không còn dấu vết.

Điều tôi không thể ngờ được là quá trình tha hóa của Hollywood lại diễn ra nhanh đến như vậy. Không thể ngờ linh hồn của nó mục ruỗng, trở thành một thứ cặn bã đối nghịch hoàn toàn với bản thân nó 30 năm trước.

—–

The mass virtue signaling

Với sự ra đời của Netflix và sau đó là hàng loạt các công ty stream phim, điện ảnh Hollywood đã len lỏi đến khắp hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Quyền lực mềm này lớn đến nỗi ngay cả ở một nước đang phát triển như việt nam, mỗi khi có một bộ phim hoặc series lớn sắp ra, là một làn sóng PR cuồn cuộn ập đến như thác lũ. Nhà nhà xem phim, người người viết review, ai cũng là nhà phân tích phim ảnh. Đúng, điện ảnh Hollywood có thể thối rữa về mặt nội hàm, nhưng về danh tiếng và lợi nhuận, nó vẫn không có đối thủ. Sau nhiều năm thành công với những bộ phim trống rỗng về nội dung, giả dối về mặt nghệ thuật, nó ngày càng trở nên tự tin hơn, và đồng thời cũng ngạo mạn hơn.

Nó nghĩ : “nễu cỗ máy công nghiệp cinema này đã độc quyền và bất khả chiến bại, tại sao ta ko dùng nó để giáo dục toàn thể lũ consumer ngu dốt ? Hãy cho chúng nó biết đến nền văn minh của chúng ta.” Nghĩ là làm, và rùng mình một cái, nó không chỉ là một ngành công nghiệp sản xuất những thứ bom tấn rẻ tiền như phim siêu anh hùng, nó còn là cỗ máy tuyên truyền nhồi sọ lớn và hiệu quả nhất trên trái đất.

Trong năm qua, tôi nhận ra một điều khác lạ khi xem phim. Đó là cảm giác mình đang xem một bộ phim duy nhất, dù tôi đang xem vô số phim và series khác nhau.

Đó là phim “A young (black) (les) girl barks insults at an (old) (white) man’s face.” Tuy không thể thống kê chính xác, tôi nghĩ cảnh này phải có ở 9 trong 10 bộ phim Hollywood những năm vừa qua, với những biến thể khác nhau. Nó nhiều đến nỗi chỉ cần nhìn nhân vật lúc đầu phim là có thể đoán được. Nó được nhồi vào ở cả những bộ phim vốn chẳng liên quan gì. Vi dụ chỉ trong vài ngày ở tháng 8, tôi đã thấy nó trong Death on the Nile, Obi-wan Kenobi và trong một series về ẩm thực. Người bình thường có thể nghĩ, làm thế quái nào mà có thể nhét một con oắt con da đen trẻ măng vào, và tạo được hoàn cảnh để nó có thể chửi như tát nước vào mặt nhân vật chính, trong trường hợp này lần lượt là Hercule Poirot – một thám tử với bộ óc suy luận tài tình, Kenobi – một jedi huyền thoại trong Star wars, và một bếp trưởng tại một nhà hàng có 3 sao michelin ? Chưa hết, tất cả các nhân vật nam chính không những nuốt trọn những lời sỉ nhục đó, mà còn cụp mắt xuống, sau đó ca ngợi đứa con gái kia không thiếu mỹ từ nào.

Nếu nghĩ ngợi sâu hơn, bạn có thể nhận ra cảnh này đã từng xuất hiện rất nhiều lần. Không phải gần đây, mà ở đâu đó trong ký ức, trong những câu chuyện kể, trong những tài liệu lịch sử. Ở đâu ? Chỗ nào từng có cảnh trẻ con sỉ nhục người già một cách đắc thắng và hả hê như thế ? Nơi nào đã có những người lớn bất lực chịu trận lũ đáng tuổi con cháu mình dẫm đạp lên ?

Không khó để nhớ lại. Cảnh này được tạo ra và duy trì như một thực tế tất định, trong những xã hội toàn trị ở giai đoạn suy đồi nhất. Ví dụ như Hồng vệ binh thời Mao. Chúng càn quét mọi ngóc ngách của xã hội, xử tất cả mọi người – vì ai cũng có thể là “kẻ thù của giai cấp”. Hàng vạn người bị tra tấn, làm nhục, đày ải và bị giết. Để mường tượng được sức mạnh và độ hung hãn của đám đông này, chỉ cần nhớ lại ngay cả Đặng Tiểu Bình cũng bị chúng bắt quỳ lạy, ngồi xổm và dang tay, phải vừa lon ton trong sân vừa kêu cục tác. Những cảnh tương tự cũng xuất hiện trong thời kỳ khủng bố của Stalin, khi hàng chục triệu người bị bắt về các trại tập trung bí mật, như được miêu tả trong The gulag archipelago.

Nam là cặn bã, nữ là thượng đẳng, nữ đen thượng thượng đẳng. Không, không chỉ có thế. Như đã nói ở một số post trước, phong trào cực tả ở Mỹ đã tha hóa hầu hết các giá trị của chủ nghĩa tự do. Nữ quyền và đen quyền chỉ là một phần nhỏ trong rổ những thứ quái thai hiện đang thống trị một nửa nước Mỹ (và nửa còn lại cũng tương tự). Ví dụ như critical race theory, thuyết cho rằng mọi động lực xã hội chính trị của nước Mỹ, trước kia và hiện tại, là phân biệt chủng tộc. Hoặc như phong trào xét lại, với ý muốn phán xét lại đạo đức của toàn bộ xã hội, kể cả những kẻ đã chết, những kẻ sống trong thời đại khác, xã hội khác, đạo đức khác. Tất cả những điều này đều tràn ngập trong phim Hollywood, một trong những tác nhân hàng đầu của cánh cực tả. Những kẻ narcissist biến tự do, bình đẳng, bác ái thành các narcisstic supply, và sử dụng chúng để thỏa mãn sự cuồng vĩ, để xây dựng vỏ bọc tuyệt hảo, đạo đức, mỹ nhân, dùng chúng để định danh nhóm bản dạng, và tiêu diệt các nhóm bản dạng khác. Sự suy đồi của Hollywood không phải là một hiện tượng riêng lẻ hay đặc biệt, nó là một sự tất yếu trong một xã hội đang sụp đổ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu xã hội học hiện nay cho rằng nước Mỹ đang có khả năng phát xít hóa.

Có thể thấy được sự suy đồi này theo một góc nhìn khác. Hãy thử nhớ lại những năm đỉnh cao của điện ảnh Mỹ. Một Forrest Gump “anh không thông minh, nhưng anh biết tình yêu là gì”. Shawshank Redemption ngợi ca khát vọng tự do, không khuất phục. Thậm chí một bộ phim sci-fi thiên về hành động như Battlestar Galactica cũng có được câu nói nổi tiếng : “tôi không đồng ý với suy nghĩ của anh, nhưng tôi sẽ chiến đấu đến chết để cho anh có quyền được nói suy nghĩ của mình”. Trong những năm 80-90 ấy, nhân loại dần thoát ra khỏi chiến tranh lạnh, nỗi sợ hãi về ngày tận thế giảm dần, và con người đứng trước một tương lai huy hoàng của tiến bộ, no đủ và công bằng. Điều đó đã thể hiện vào điện ảnh. Các nhân vật chính trong phim là những anh hùng, những kẻ cứu thế giới, những người chống lại cái ác, những tiếng nói chống lại các bất công trong xã hội.

Hiện nay thì sao ? Không hề cường điệu, tôi nghĩ hơn 50% số nhân vật trong các phim gần đây là psychopath, narcissist hoặc machiavellian. Nước Mỹ (và phương tây) không còn thích thú với các anh hùng cứu thế giới (trừ phi họ có siêu năng lực), nó chỉ thích những kẻ bệnh hoạn vươn lên đỉnh xã hội bằng mọi giá, những kẻ giết người hàng loạt. Không, tôi nghĩ phải 80%. Nhiều series nổi tiếng còn có kiểu “ngập trong psychopath” như Succession, Billions, hay Yellowstone (một trong số hiếm hoi các series của cánh cực hữu, rất nên xem để biết bờ kia của ung thư) v.v… Rất nhiều narcissist và psychopath ngoài đời thực được đưa lên phim với một ít chê trách và nhiều sự thích thú như Zuckerberg, Raymond Kroc (cướp McDonald), Steve Jobs v.v… được nữ quyền nâng đỡ như Elizabeth Holmes, Anna Sorokin v.v… Những psychopath và NPDs hư cấu thì vô số. Tôi thường xuyên phải xem phim với cảm giác không có nhân vật nào mình đồng cảm hoặc muốn ủng hộ, hoặc có cảm giác ngược lại với ý muốn của đạo diễn, nghĩa là chỉ muốn nhân vật phụ bằng cách nào đó đập chết nhân vật chính, dù biết điều đó chẳng bao giờ xảy ra.

Sự vô ơn, thói tự luyến, hiện tượng “ăn cây nào đái vào cây ấy, sau đó đổ thêm xô axit” đã trở thành những đặc trưng mới của Hollywwod. Những câu chuyện như đạo diễn Charlie’s Angels đăng đàn chửi khán giả không đến rạp vì misogyny, diễn viên da đen PR đây là một bộ phim xuất sắc tuyệt vời vì… “nó có tôi” như kiểu series Lord of the rings mới, hay nhà đài viết hẳn cho fan rằng “đừng có toxic” nếu fan chê phim đã trở thành chuyện bình thường ở huyện. Hollywood đã trở nên ngạo mạn đến mức nó vừa thu tiền vừa đối xử với khán giả như cặn bã, những kẻ không những phải tiêu thụ sản phẩm của nó mà còn phải cảm thấy cái phải được cảm thấy, và chỉ được nói những thứ được phép cho nói. Một đặc sản của totalitarianism. Và ai theo dõi sát sao đều có thể thấy những thói cư xử toàn trị này đã lan rộng khắp thế giới, điện ảnh vn ko ngoại lệ. Tôi đã từng phải kinh ngạc khi xem The worst person in the world, một bộ phim được bơm thổi lên tận mây xanh của Na-uy, khi nv nữ chính, một vulnerable narcissist bệnh hoạn điển hình, ái kỷ, vô đạo đức và vô trách nhiệm, tích đủ các mục của NPD list, được mô tả như một nàng thơ mong manh với đầy lòng thương cảm. Điều đó một lần nữa chứng minh nhận định của Varkin : “Các xã hội (phương tây) hiện nay được vận hành bởi narcissist, phục vụ các narcissist. Lối sống narciss đã trở thành quy chuẩn xã hội mới”.

—-

Some good things

Bởi vì vậy, khá lâu rồi tôi ít khi viết review phim. Rất khó để tìm được những bộ phim hay theo đúng nghĩa nghệ thuật ở giai đoạn này. Nhưng ko phải là ko có. Nếu tìm kỹ, vẫn có thể thấy những phim như I’m Taraneh, 15 – một bộ phim Iran từ đầu những năm 2000. Phim đơn giản mà gây ấn tượng sâu sắc, nụ cười ấm áp của Taraneh với tôi là một trong những hình ảnh đẹp nhất của nữ quyền chân chính. Ở Hollywood cũng không hẳn là không có phim hay. Không thể ko nhắc tới Better call Saul với một finale tuyệt đẹp. Hay vẫn có những đạo diễn lên tay như Ben Stiller với Severance.

“Ở trong đống rác, vẫn có thể tìm được bạn” – đây có lẽ là cách tôi sẽ xem phim trong những năm tới.

Miles to go

.

The summer air was unusually cold when I took my 4pm walk last afternoon. I thought about “that condition” that mankind doesn’t seem to have anymore, at least sincerely. A little reminder.

.

Spellbound

The night is darkening round me,

The wild winds coldly blow;

But a tyrant spell has bound me

And I cannot, cannot go.

The giant trees are bending

Their bare boughs weighed with snow.

And the storm is fast descending,

And yet I cannot go.

Clouds beyond clouds above me,

Wastes beyond wastes below;

But nothing drear can move me;

I will not, cannot go.

.

-by Emily Brontë

.

Đọc lại Tolstoy

.

Đơn giản, bình thường nhất và khủng khiếp nhất.

.

Sau một thời gian dài (tính bằng năm) không mua quyển sách nào, và còn dài hơn nhiều nếu nói đến sách tiếng việt, từ hồi covid đến nay tôi phá lệ mua vài quyển. Chúng có đặc điểm chung là không đến nỗi dở, vì tôi đã lựa chọn trước khi mua rồi, đều là các tác phẩm có tiếng, tuy vậy không có quyển nào hay. Bên cạnh đó, trình độ trung bình trở xuống của người dịch, chất lượng giấy, bìa thấp đã làm nên trải nghiệm đọc tầm thường.

Sau đó tôi phát hiện ra rằng đọc lại là một cách đọc tốt, nhất là khi bản thân mình đã thay đổi nhiều từ lần đọc trước đó. Phần lớn sách của tôi rất già, trên dưới tuổi tôi, nên khi mở một quyển sách cũ ra, trong trường hợp này là quyển Tolxtoi – Truyện chọn lọc, tôi ngạc nhiên nhận thấy mùi thơm của nó không hề thay đổi sau 20 năm, cảm giác muốn đọc lại trỗi dậy. Sách xưa chất lượng tuyệt hảo từ trong ra ngoài, không một lỗi chính tả hay lỗi dịch, giấy sau 40 năm đã ngả vàng hơn một chút, nhưng chỉ một chút, không hoen ố tí nào. Phông chữ, cách dòng, căn lề theo kiểu sách Nga nhìn mát mắt. Gáy bìa không hề bong hay sứt mẻ. Cuốn sách đã già đi một cách hoàn hảo, giỏi hơn tôi nhiều.

Tôi chọn cuốn này để đọc một phần vì 3 truyện Sevastopol, miêu tả giai đoạn đầu, giữa, cuối của cuộc chiến Crimea giữa liên quân Pháp, Anh, Ottoman và đế chế Nga vào giữa thế kỷ 19. Tolstoy vừa là một sĩ quan, vừa là một nhà văn. Khi không đánh nhau, ông ngồi viết truyện, gửi về đăng bài nóng. Truyện cho thấy ông không chỉ là một thiên tài kể chuyện, ông còn là một đấng nam nhi dũng cảm. Chiến trường Sevastopol thời đó là một trong những trận đánh khốc liệt và tàn bạo bậc nhất thế kỷ. Trong vòng 1 năm, phía liên quân đã có 120 nghìn lính chết và bị thương, còn phía Nga là 100 nghìn. “Lên pháo đài” là một cụm từ đồng nghĩa với chết. Tolstoy đã chỉ huy 5 khẩu đội pháo vào tháng tám năm 1855, thời điểm cuối cùng và khốc liệt nhất của chiến dịch.

Qua truyện, và cả qua những hình ảnh trên mạng (thời đó đã có máy ảnh), qua các tranh vẽ, tôi có thể hình dung được công tước Tolstoy với thân hình to lớn, dáng lưng thẳng tắp và tính cách kiên nghị, ngồi ăn súp bắp cải thịt băm vào buổi sáng, khi mặt trời bắt đầu rọi sáng vụng biển phía nam, đầy những con tàu Nga đã bị quân Nga đánh đắm để cản đường tàu địch, ở xa là các hạm đội của liên quân, còn trên những dãy núi màu xanh thẳm, thỉnh thoảng lại có những làn khói bốc lên từ các khẩu pháo. Tôi cá rằng khung cảnh này giờ vẫn có thể thấy nếu đến Crimea, chỉ có điều những làn khói sẽ ở rất xa về phía bắc. Tolstoy miêu tả nhiều nhân vật với địa vị xã hội và tính cách khác nhau trong quân đội Nga, từ những sĩ quan tùy tùng cấp cao, các nhà quý tộc, những sĩ quan trẻ mới ra trường đến từ St. Petersburg và Moscow, những người tình nguyện, muốn chứng tỏ lòng dũng cảm, những kẻ cơ hội muốn kiếm tiền và địa vị từ cuộc chiến, những kẻ ngu ngơ không hiểu mình đang làm gì, những đám thượng lưu không từ bỏ thói ăn chơi dù chiến sự chỉ cách vài cây số, đến tầng lớp dưới, những sĩ quan cấp thấp chỉ muốn được rời khỏi chiến trường, những người tham chiến vì mưu sinh, những người phụ việc đủ loại để phục vụ cho một đạo quân khổng lồ, và phần lớn là những người lính bình thường, không dũng cảm, không hèn nhát, không tham vọng, không mưu đồ, không đặt câu hỏi đúng sai, không yêu nước mà cũng không than vãn. Họ ở trong cuộc chiến một cách tự nhiên như khi họ ở trong thời bình, tất cả những điều đang diễn ra nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Khi ngày nào cũng có những người xung quanh chết, thì cái chết của bản thân trở nên bình thường, điều thay đổi, nếu có, đấy là họ phần nào trở nên tự trọng hơn.

Chiến sự thế kỷ 19 đã khác hẳn so với thời trung cổ, khi mà các đạo quân dàn hàng ngang rồi xông vào nhau. Phương pháp tấn công và phòng thủ chính là dùng pháo kết hợp đào hào. Lính ở dưới hào dễ phòng thủ, tránh được mảnh đạn khi pháo nổ và dễ di chuyển. Vì thế kiểu chiến sự này thường kéo dài vì hai bên sẽ đào hệ thống giao thông hào chằng chịt quanh chiến tuyến, rồi nã pháo vào nhau rất lâu trước khi có đánh xáp lá cà. Trong một năm của chiến dịch Sevastopol, số lượng lính chết vì kiệt sức và bệnh tật chiếm đến một nửa thương vong, tức là cỡ 10 vạn tính cả hai bên. Ngay cả đối với những lính chết trực tiếp do đạn pháo, phần lớn cái chết đều đến bất ngờ. Một tiếng rít rồi tiếng nổ, ù tai, đất đổ rào rào, và không biết gì nữa. Không có sự chuẩn bị để từ giã cuộc đời, không có những giây phút cảm động như trong tưởng tượng. Đoạn cuối truyện Sevastopol tháng tám, chú sĩ quan trẻ Vladimia lần đầu tiên lên pháo đài đã shock nặng khi nhìn thấy lính đang lẳng các xác chết xuống khe đồi, vì nhiều xác quá chắn hết lối đi. Những con số thống kê vô cảm, và mỗi một mẩu nhỏ của chúng, trong thực tế, đều là một nỗi kinh hoàng.

Chiến dịch Sevastopol kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên quân. Một thời gian sau, Crimea lại trở về thuộc đế chế Nga. Câu hỏi không thể không đặt ra : vậy tất cả những cái chết đó có ý nghĩa gì ?

Một câu hỏi khác : liệu có sự khác biệt nào, giữa cuộc chiến này và cuộc chiến Nga – Ukraina hiện tại không ? Nó xảy ra ở gần đó, quân số gần như tương đương. Chỉ có vũ khí là khác. Lính chết vẫn như thế : bùm, và bạn chết, chẳng biết tại sao. Thậm chí kẻ tấn công giờ có nhiệm vụ đơn giản hơn : ấn một cái nút. Chiến tranh vẫn vô nghĩa như thế, và con người vẫn chết vô ích. Khi bạn tìm hiểu về lịch sử, bạn sẽ tìm được ý nghĩa bên trong cái vô nghĩa đó. Khi chính phủ Anh cấm vận chủ tịch clb bóng đá Chelsea Abramovich, tôi thấy nhiều comment của thanh niên vn kiểu : “Đại đế cho nó một quả nuke vào thẳng sân vận động cho nó đỡ ngu”. Và cả trong nhiều trường hợp khác. Không phải tôi chê vn, ít ra dân vn còn không biểu tình đòi lại công bằng cho Trump sau kỳ bầu cử 2020 như dân Tokyo. Vậy bạn có thể thấy, lỗi lầm của chúng ta, đó là chúng ta không bất tử. Tất cả mọi chuyện đều sẽ bị quên đi, tất cả sai lầm đều được lặp lại.

——–

Hay như vậy, bộ ba truyện vừa Sevastopol không phải là truyện ấn tượng nhất của cuốn sách này. Đó là truyện ngắn “Cái chết của Ivan Ilich”. Ngay từ đầu truyện, tác giả đã nói : “Câu chuyện về cuộc đời đã qua của Ivan Ilich là một câu chuyện đơn giản, bình thường nhất, và khủng khiếp nhất.” Ông không nói quá chút nào.

Nó khủng khiếp khi người đọc ở tuổi 20 một, thì khi người ta đã qua tuổi 40, nó đáng sợ gấp mười. Nó làm tôi liên tưởng đến một tác phẩm bậc thầy khác : “Hóa thân” của Kafka – một kiệt tác mà tôi nghĩ đã đạt đến mức phi thời đại. Nếu 1984 như một lời tiên tri, khắc họa được chi tiết tính dystopian của chủ nghĩa toàn trị, thì Hóa thân là một lời tiên tri khác, chưa ứng nghiệm, nhưng chỉ báo một cách chắc chắn rằng chủ nghĩa tư bản rồi sẽ suy tàn, bởi sự phi nhân tính nội tại của nó.

Cái chết của Ivan Ilich có ít tính huyền thoại hơn Hóa thân, nó gần gũi với độc giả bình thường hơn. Nó là câu chuyện tóm lược về Ivan Ilich, từ khi còn là một thanh niên sáng láng, có tiềm năng nhất trong gia đình 3 anh em, đến khi chết là một ủy viên cấp trung của bộ tư pháp. Khi chết, ông có tiền, kinh tế thuộc hạng trung lưu, gia đình từ ngoài nhìn vào có thể gọi là viên mãn. Vợ ông hay cằn nhằn, nhưng bà lo cho chồng, khi chồng chết bà đã đảm đương, cáng đáng mọi sự, tổ chức đám tang đoàng hoàng. Con gái ông xinh đẹp, biết lề thói thượng lưu, đã có mối tốt. Con trai ông là cậu bé ngoan. Theo tiêu chuẩn của xã hội Nga thời bấy giờ, và theo tiêu chuẩn việt nam thời bây giờ, cuộc sống của ông không có gì phải hối tiếc.

Nhưng, tất nhiên, không có một thứ gì trong cuộc đời đằng đẵng, có thể khiến Ivan Ilich, đau đớn đến quằn quại trên giường bệnh, cô đơn và cay đắng, cảm thấy đỡ hối tiếc.

Hãy nói về bà vợ. Khi còn trẻ, Ivan Ilich là một thanh niên thông minh, có quan lộ rộng mở, vì thế ông đã gặp nhiều cô gái tốt. Ông đã chọn cô gái tốt nhất trong số đó để làm vợ, một phần vì nếu ổn định gia đình sẽ dễ thăng tiến hơn. Vợ ông xinh đẹp và nói chuyện tinh tế, hợp với ông. Thế nhưng hồi ức đẹp về vợ của ông ngắn ngủn. Rất nhanh, sau khi lấy nhau, con người đó biến mất một cách tài tình. Ông không thể nói chuyện với vợ nữa, và thường xuyên cãi vã. Những trận cãi vã chỉ lắng dịu nếu ông thăng tiến. Sau đó ông chọn cách xa lánh, dành nhiều thời gian cho công việc hơn, tối thì đi đánh bài, tối thiểu hóa thời gian nhìn thấy mặt vợ. Tình yêu ông dành cho vợ, không hiểu bằng cách nào, đã tan đi như bong bóng xà phòng. Cái còn lại chỉ là sự chán ngán. Sự chán ngán đơm hoa kết trái, và trở thành sự căm ghét. Nó cứ lớn dần lên mãi, gần như là một sự kinh tởm, không thể chịu nổi. Vào những ngày cuối của mình, ông thường nằm liệt giường, đau đớn cùng cực những khi không có morphin, ông luôn ước ao có một người bên cạnh để thấy đỡ cô độc. Ông đói khát tình người, nhưng vợ ông vào thăm ông là ông phải tính cách đuổi đi. Ông không còn ảo tưởng gì về tính người của bà. Thật ra điều này không khó, vì bà chỉ vào thăm chồng khi có người nhìn thấy. Tolstoy đã miêu tả đám tang của ông trước tiên, và trong đó người đọc đã thấy được bà quả phụ chu toàn và khéo léo, đã tìm hiểu được hết các cách tối đa hóa số tiền có thể lấy được từ cơ quan của ông.

Có những đoạn đắt giá, như đoạn vợ ông và con gái vào thăm ông trước khi đi xem hát opera, cả hai bùi ngùi, cầm tay cầm chân nói tiếc ông không thể đi cùng, khiến tôi không thể không “wow”, vì tính phi thời đại của nó. Cũng giống như Kafka, Tolstoy đã miêu tả những biến chuyển tâm lý và hành xử của gia đình kẻ mất đi sức lao động một cách chậm rãi, hợp lý và tinh tế. Mọi sự thay đổi, mọi câu nói, thái độ đều hợp tình hợp lý, ai ở trong hoàn cảnh đó cũng cư xử như thế cả, làm thế nào mà khác được ? Hãy tưởng tượng bạn rơi vào trong câu chuyện, bạn nói những ý nghĩ của mình về gia đình của Ivan với một người khác, người này đặc biệt là có thể không nhất thiết phải ở thời đại đó, mà có thể là người thân của bạn, hoặc thậm chí là vợ/chồng bạn, bạn có chắc họ sẽ suy nghĩ giống bạn không ? Nhiều khả năng họ đồng ý với bạn, nhưng nếu bạn là Ivan, liệu họ có cư xử khác với bà vợ ? Và bạn có chắc rằng chính bạn sẽ cư xử khác với bà vợ, khi vợ/chồng bạn đã mất sức lao động, nhăn nhó nằm một xó, cơ thể đầy mùi, đái ỉa phải có người giúp, và quan trọng nhất, là chả còn ích lợi gì nữa ? Cả Tolstoy và Kafka, với cặp mắt đầy trắc ẩn của mình, đã nhìn thấy được tính tự nhiên của việc “kinh tởm hóa” “đối tượng” : nếu anh/cô ấy đã hóa thành một con gián, mà chắc gì cái con gián ấy đã là anh/cô ấy, ồ chắc chắn là phải thế, cái con gián ấy không thể là người mình gắn bó bấy lâu nay, mình là một người vợ/chồng tận tụy như thế, đầy người có thể làm chứng, không có ai dám nói khác, thượng đế không thể trừng phạt mình như vậy, nó không phải là anh/cô ấy, tất nhiên là như vậy… Và sau đó giam nó vào một phòng kín cho nó chết chẳng còn là một việc khó khăn.

Cái chết của Ivan Ilich có phần nhẹ nhàng hơn so với nhân vật chính Gregor của Hóa thân, với sự có mặt của hai nhân vật không/chưa bị đồng tiền làm cho mục ruỗng tâm hồn, đấy là anh nông dân người hầu hàng ngày vào lau rửa và đổ bô cho Ivan một cách vui vẻ, ở lại nói chuyện với ông cả đêm không hề thấy phiền hà. Và đấy là cậu bé con trai ông, tuy không biết cách nói chuyện với bố nhưng qua cặp mắt sưng đỏ buổi sáng, Ivan biết con ông thương ông, và ý nghĩ đó an ủi ông nhiều.

Cái chết của Ivan Ilich, đồng thời, có phần nặng nề hơn, bởi chính Ivan Ilich. Ông không phải là một người tốt đẹp gì. Dù có khởi đầu thuận lợi hơn nhiều người, ông đã sống một cuộc sống vô nghĩa, theo đuổi những giá trị nông cạn của xã hội, luôn đứng ở giữa đám đông. Ông chết vì một vết thương nhỏ do ngã khi treo rèm mới, bởi vì tất cả giới thượng lưu đều có rèm đẹp. Ông chỉ nhận ra sự ngu xuẩn thảm hại của mình vào những ngày cuối cùng.

Đây là một câu chuyện kinh hoàng, không chỉ vì sự phi nhân, mà còn vì sự phi nhân tính đó hiển hiện ở khắp nơi, ở xung quanh ta, ở bố mẹ ta, ở vợ/chồng ta, ở con cái của ta. Nó là một đặc tính tự nhiên của chủ nghĩa tư bản, cũng như chiến tranh là một đặc tính tự nhiên của xã hội loài người.

with flowers red as burns

.

“Người ta đã quên anh, như cách người ta lãng quên mọi việc trên đời.” – Trái tim Danko, Bà lão Idecghin, Maxim Gorki

.

It shows up, the winter. Splendid dictation

bestowed on me by slow leaves

suited up in silence and yellow.

.

I’m a book of snow,

a wide hand, a prairie,

an expectant circumference,

I pertain to earth and its winter.

.

The world’s rumor stirred in forests,

later the wheat blazed, pixilated

with flowers red as burns,

the autumn arrived to introduce

the scripture of wine:

it all passed, the fugitive sky

was summer’s out held glass,

and the junketing cloud burned off.

.

I waited on the balcony, utterly miserable

as if yesterday had arrived with the ivies of childhood

for the earth to extend

its wings over my vacated love.

.

I knew the rose would droop

and the pit of the seasonable peach

would sleep and take root:

and I got loaded on a glass of air

until the whole sea went dark

and the iridescent sky turned ashen.

.

Now the earth goes on,

slackening its interrogation,

the skin of its silence stretched out.

I’ve grown taciturn,

pitched here from a distance,

wrapped in cold rain and bells;

I owe to the earth’s pure death

my fervor to germinate.

.

Winter garden, Neruda.

.

.

Bản dịch bài thơ này của Neruda chưa từng xuất hiện trên internet. Nó khá hợp với giai điệu của bài hát Có đôi khi của Lã văn Cường trong một ngày đầu năm.