literature

A cake with a hint of poison

.

“It was a bright cold day in April, and the clocks were striking thirteen.”
-1984, George Orwell

.

Series review.

Dù lâu rồi tôi không viết review phim, tôi vẫn xem phim đều, dù hơi khó tìm được phim hay và chưa xem khi tôi đã không còn xem phim từ hollywood sau 2015. Nhưng thỉnh thoảng tôi cũng phá lệ. Ví dụ vừa rồi tôi xem Fallout, một phần do tôi vẫn muốn chơi game này từ lâu mà chưa tìm được dịp – Fallout là một game nhập vai open world hậu tận thế bom nguyên tử cùng hãng với Skyrim, một game mà tôi rất thích và đã chơi lại nhiều lần – và một phần là do rating cao ngất ngưởng, 8.6 imdb, và rất nhiều fan của game đã khen phim giữ được nguyên tinh thần của game.

Fallout (2024)

200 năm sau thảm họa hạt nhân toàn cầu, con người sống trong các hầm khép kín, đầy đủ tiện nghi. Phim bắt đầu với đám cưới của nữ chính Lucy với một chú rể từ hầm bên cạnh. Chỉ vừa xem đến đây thôi, tôi đã biết chuyện gì xảy ra. Quả đúng như vậy, khoảng 10 phút sau chúng ta đã được xem lại một phần của thánh kinh thời đại mới, lần thứ n : cô dâu diverse girl cầm dao chọc chết chú rể thanh niên da trắng. Really ? – tôi nghĩ. May thay phim quả thực được như một số review nói : nó giữ được màu sắc, world setting, và cả kiểu hài hước đen đặc trưng hãng game Bethesda. Trong phim có những con quái vật của game, những kẻ biến dị mutant, những kẻ ăn thịt người, những hội cult, những lãnh địa nhỏ luôn xung đột gây chiến lẫn nhau. Còn gì nữa không nhỉ ? Có vài người khen ngợi nữ nhân vật chính không phải là strong woman, cô nữ tính hơn “vì cô đánh tay đôi không lại một số người và quái vật”. “Thật là một thay đổi tươi mới đến từ những nhà làm phim biết tôn trọng nguyên tác.”

Really ??

Thật ra Fallout là series khiến tôi thoát lười mà viết post này. Nó là một hồi chuông thầm lặng, nhắc nhở thế giới rằng “New level has been achieved.” Đúng là Fallout đã chuyển thể bối cảnh của game sang phim rất tốt. Nhưng chẳng lẽ những chung cư bỏ hoang, những cái máy nuke-cola, hay thành phố làm từ rác lại quan trọng đến thế ?? Câu chuyện, nhân vật, phát triển tính cách, kịch bản, tinh thần của phim ? Nếu bỏ qua mảng world setting thành công của phim, thứ mà thật ra chỉ cần làm đúng theo game là được, Fallout là một series đần độn được viết bởi những biên kịch narcissistic với tài năng của một đứa bé lên 10 đã bị đầu độc từ nhỏ bởi wokism, như tất cả các phim Hollywood gần đây. Thử đoán cảnh cuối của series ? Diverse Lucy cầm súng dí mặt bố Hank, con lợn độc ác dối trá, tất nhiên là da trắng, mặc dù 3 phút trước cô còn quyết tử để cứu bố, nhưng một very strong, very black woman khác, người yêu của mẹ cô, tuy cũng là kẻ giết người hàng loạt, đã làm cô thức tỉnh. Cô tha cho bố cô vì cô là người đạo đức, sau đó cô ôm lấy người yêu cô, một kẻ cơ hội đã giết nhiều người, nhưng được cái da đen.

Fallout đầy rẫy những chi tiết nhồi sọ phổ thông kiểu hollywood như vậy. Để tuyến truyện được thông suốt, biên kịch cho các nhân vật thực hiện các hành động phi lý, hoặc kể lại qua các đoạn thoại thật nhanh để người xem không kịp nghĩ. Ví dụ mẹ Lucy, một phụ nữ được sinh ra và lớn lên trong hầm, đẻ hai con với chồng Hank, nhưng chỉ vì thấy “lượng nước dưới đất ít đi”, liền quyết định ngay chồng là kẻ dối trá, dắt hai con, cả hai đứa đều dưới 5 tuổi, lên mặt đất để sống, dù biết mặt đất đầy phóng xạ, quái vật, những kẻ ăn thịt người ? Và thòi lên mặt đất là biến ngay thành lesbian, cùng dắt nhau đến thiên đường sinh sống, nơi được miêu tả bằng mấy ruộng ngô, thứ không thể nào không nhiễm phóng xạ và người trong hầm không thể ăn, nơi nước cũng không thể uống ? Thử đoán xem cái thành phố thiên đường này tên là gì ? “New California”. Nhiều podcaster đã nói về sự ái kỷ, hoang tưởng của hollywood, và đây lại là một bằng chứng.

Kẻ ác trong fallout cũng là những nhân vật không thể đần độn hơn. Trong trường hợp của game, theo tôi biết thì đơn giản là do hai cường quốc hạt nhân mâu thuẫn và nuke nhau. Trong phim, tất nhiên những đứa trẻ – biên kịch của chúng ta không chịu như vậy. Kẻ ác phải là những kẻ ngồi trong phòng kín, dưới ánh sáng mờ mờ, khuôn mặt nguy hiểm và gầm gè thốt ra những câu y như trong tưởng tượng của một học sinh tiểu học khi nó nghĩ về cái ác. Nhưng nghe kỹ thì nó không có tí logic, common sense nào. Một công ty lớn đến nỗi đủ sức gây ra chiến tranh hạt nhân mà không ai biết ? Vì để kiếm nhiều tiền, phải thủ tiêu công nghệ tạo năng lượng vô hạn, và biến trái đất thành hoang tàn, không sống được ? Lý do là con người luôn chia rẽ và gây chiến, nên tốt nhất là giết hết đi, để chỉ còn “chúng ta” ? Sau đó, trong “chúng ta” lại “may the best man wins”. Câu nào phọt ra cũng như từ một đứa thiểu năng trí tuệ.

Nồng độ ngu dốt của Fallout đậm đặc đến nỗi khiến tôi cảm giác như vừa uống cà phê. Chẳng lẽ công cuộc tẩy não đại đa số dân chúng đã đi xa đến thế ? Mặt bằng chung của phim ảnh hollywood đã rác rưởi và thảm hại đến nỗi chỉ cần nhân vật nữ chính không đấm bay một gã đàn ông to gấp đôi đã là biên kịch tài ba ? Chỉ cần là da đen thì dù giết bao nhiêu người cũng là người tốt, vẫn là anh hùng ? Chỉ cần không thay đổi hoàn toàn câu chuyện, là đã được gần bằng với Forrest Gump ? Còn propaganda, phi logic, deny common sense, alter reality, là sự tất nhiên phải chấp nhận ?

Fallout ấn tượng với tôi không kém gì Joker trước đây. Nó như một cái bánh đẹp mỹ miều. Dân chúng đã ăn quá nhiều rác có độc, giờ được cho một cái bánh có độc, cảm thấy hạnh phúc.

.

The fall of the house of Usher (2023)

Tôi phá lệ xem phim này, vì đạo diễn của nó, Mike Flanagan, người chuyên làm series kinh dị, đã có những tác phẩm tuyệt vời như The haunting of Hill house, The haunting of Bly Manor, và Midnight Mass. Cả ba đều trong thời kỳ của woke. Ông làm tôi không thể thất vọng hơn với Sự suy tàn của dòng họ Usher, chuyển thể tác phẩm kinh điển cùng tên của Edgar Allan Poe. Nó nên được gọi là Sự tha hóa, bán rẻ nhân cách của Mike Flanagan. Một ví dụ rõ ràng khác về Hollywood hiện nay : được thừa kế một di sản văn hóa đồ sộ, có điều kiện để tạo ra những bộ phim hay, nhưng sự bệnh hoạn về tư tưởng đã đầu độc tất cả. Thử đoán cảnh cuối của phim ?

Một chút suy nghĩ thêm về Hollywood. Tôi không hiểu sao nó vẫn tồn tại được, với tư cách là một mảng lớn của văn hóa của một nước. Nó thực sự là một phần của một death cult điển hình. Nó căm ghét quá khứ, thay đổi quá khứ, khuyến khích một bộ phận lớn, đa số của xã hội thù hận một bộ phận lớn khá, chia rẻ sắc tộc, tuyên truyền phá hủy các yếu tố cơ bản cấu thành xã hội. Đây có phải là một trong những nhược điểm trọng yếu của xã hội dân chủ ?

May là tôi chỉ phá lệ xem thử 2 woke series. Phần lớn thời gian tôi xem các phim hollywood khoảng những năm 2000, một số phim hàn và nhật.

Battlestar Galactica

Xem lại lần hai, cả 4 seasons. Hấp dẫn không kém lần đầu, không hổ danh là một trong những sci-fi series hay nhất mọi thời đại. Hầu hết các nhân vật chính đều tuyệt. Các cô gái xinh đẹp, mạnh mẽ, nguy hiểm, toát ra cái đáng yêu kiểu Mỹ mà giờ có lẽ đã tuyệt chủng. Các anh đàn ông vẫn còn ở cái thời kỳ ăn nói nhỏ nhẹ, suy nghĩ kỹ trước khi nói, hành động logic và quyết liệt.

The mentalist

Cũng xem lại lần hai, 6/7 seasons. Đây là series làm tôi thấy yêu California, một vùng đất tuyệt đẹp, lúc nào cũng ngập tràn ánh nắng. Chỉ cần bật một tập lên xem là thấy thư giãn. 4 season đầu tuyệt vời, 3 season cuối hơi đuối. Chemistry của Jane và Lisbon đầy dần theo năm tháng. Lisbon là kiểu strong woman theo đúng nghĩa của từ này, luôn là chỗ dựa cho tất cả mọi người, nhưng chưa bao giờ khiến người khác thấy nhỏ bé hay khó chịu, hòa hợp với Jane sắc sảo nhưng đầy thương tổn. The mentalist là một detective series kiểu zen, đúng kiểu simple is best.

24

Bộ này tôi đã xem từ lâu nhưng vẫn nhớ. Series chống khủng bố thời gian thực cực kỳ hấp dẫn. Tất cả sự việc diễn ra trong 24 giờ, mỗi giờ là 1 tập. Dù sang phần 3 đã yếu đi một ít nhưng 2 season đầu không có đối thủ cùng loại. Die hard cũng không bằng.

Một số phim nhật, phần lớn có Ryuhei Matsuda

0.5 no Otoko (2023)

Một series về hikikomori. Ngắn, nhẹ nhàng, dễ thương.

Towako Omameda and Her Three Ex-husbands (2021)

Tình cảm hài hước, nhẹ nhàng. Mẹ đơn thân Omameda sống với cô con gái 15 tuổi, nhưng cả ba anh chồng cũ đều suốt ngày đến nhà vì những lý do khác nhau. Ông ngoại thì nói : “lần đầu là bi kịch, lần hai là hài kịch, còn lần ba là ảo tưởng.” Vấn đề là cả 4 người đều rất hợp với nhau. Không quá hay, nhưng dễ thương.

Quartet (2017)

Tứ tấu. Cũng là một bộ phim hài hước, nhẹ nhàng về 4 nhạc công lạ cùng nhau dọn đến một ngôi nhà ở tỉnh để lập ban nhạc. Nhưng còn dễ thương hơn Omameda, chủ yếu vì các diễn viên đều có nét cuốn hút riêng. Nhật có một dòng phim hiện thực nói về những người ở tầng lớp dưới của xã hội, phim này có thể liệt vào đó, dù họ không hẳn là nghèo. Một câu chuyện về sự ấm áp và sức nâng đỡ tâm hồn của tình bạn. dù tôi nghĩ nó có phần cổ tích khi người ta đã bước qua tuổi 40. Rất đáng xem.

Mahoro ekimae bangaichi (2013)

2 seasons. Chuyện hai chàng giúp việc. Phim này tôi muốn xem từ lâu rồi nhưng không chỗ nào có. Chẳng hiểu thế nào mà gần đây tự nhiên tìm được một trang xem phim lậu của malaysia. Câu chuyện đơn giản, có hai anh chàng hành nghề giúp việc, ai gọi gì cũng làm, ở một thị trấn nhỏ hư cấu tên Mahoro. Hai anh này cực kỳ nghèo, đói ăn, thú vui duy nhất là hút thuốc, và đều có quá khứ không rõ ràng. Eita Nagayama và Ryuhei Matsuda tỏa sáng rực rỡ trong quần áo bẩn thỉu và nhà cửa tồi tàn. Có gì đó hơi giống với Jane trong Mentalist, ở trong một cái gác xép vốn dùng để đồ cũ, không có lò sưởi, thật ra là chả có gì cả ngoài một ấm trà, một cái cốc, một cái áo sơ mi và một cái vest, nhưng lần nào cũng làm tôi thấy thán phục. Một trong những phim hay nhất của dòng phim nói trên.

First love : Hatsu koi (2022)

Tôi xem phim này vì có Hikari Mitsushima. Và Takeru Satoh cũng là một diễn viên tốt. Mặc dù mô tuýp mất trí nhớ đã khai thác quá nhiều, Hatsu koi không phải là một series tồi. Setting ở một thị trấn miền bắc lạnh giá của Nhật mang đến một hương vị mới, và tuy chuyện tình của hai cô cậu thiếu niên có phần nhạt nhẽo, câu chuyện của họ 20 năm sau không như vậy. Nữ chính, Yae Noguchi, là điểm tập trung của phim. Hikari Mitsushima vẫn đóng những vai xinh đẹp, mong manh và đã trải qua nhiều bất hạnh, và cô ở tuổi 40 có phần còn hợp với kiểu vai này hơn là khi cô còn trẻ như những vai trong Quartet hay Chúng ta vẫn sống. Đây có thể nói là một series hay, hơi buồn, dù tôi đã bỏ qua nhiều phân đoạn tình tứ khá sến xẩm của hai nhân vật chính khi còn trẻ.

Soredemo, ikite yuku (2011)

Chúng ta vẫn sống. Đây là câu chuyện về hai gia đình, một mất đứa con gái nhỏ, còn một có đứa con trai là hung thủ giết cô bé. Mặc dù phim có Hikari và Eita, tôi nghĩ không ai có thể chịu nổi 50% thời lượng phim là khóc, tất cả các nhân vật đều khóc, lần lượt. Tôi chỉ chịu nổi vài tập.

Rebooting : brush up life (2023)

Sci-fi, drama

Phim này kể về cuộc đời của Asami, một cô gái tỉnh lẻ với cuộc đời bình thường. Cô hơn 30 tuổi, làm ở văn phòng hành chính của tỉnh, vẫn ở với bố mẹ và em gái, và có hai cô bạn thân thường tụ tập sau giờ làm. Một hôm cô bị xe tông chết. Nhân viên chuyển kiếp nói kiếp sau cô sẽ làm một con tê tê, hoặc có thể sống lại kiếp vừa rồi. Nếu tích lũy đủ công đức, có thể sẽ được đầu thai thành người. Asami chọn “sống lại”.

Xem phim này tôi có hai liên tưởng.

Một là Stein;gate. Trong bộ này, sau khi nv chính phát minh ra cách gửi thông tin về quá khứ – một dạng du hành thời gian, thì người yêu bị tai nạn chết ngay trước mặt anh này. Những tưởng với quyền năng của time travel, anh có thể cứu cô gái, nhưng không, mỗi lần gửi thông tin về quá khứ là timeline lại thay đổi, tai nạn cũ không xảy ra nữa; thay vào đó, một tai nạn mới xuất hiện. Cô gái chết theo vô số cách khác nhau, nhưng lần nào cũng chết trước mặt nhân vật chính, người càng cố gắng càng đau khổ.

Brush up life cũng có một chút cái cảm giác bất lực cùng cực trước số phận như Stein;gate, nhưng chỉ một chút. Có lẽ biên kịch của bộ này là phụ nữ nên những trải nghiệm time travel không quyết liệt và cơ hội như nhiều phim khác. Nó đơn giản và nhẹ nhàng. Như kiểu khi nghĩ đến “công đức”, Asami không nghĩ đến những việc đao to búa lớn như chơi chứng khoán hoặc sổ xố để kiếm tiền, rồi xây trường học cho trẻ con Châu Phi, hay ngăn chặn thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Cô nghĩ đến những chuyện “đàn bà” hơn mà cũng không hề nhỏ nhặt như làm cách nào để cô giáo tiểu học của mình không ngoại tình với bố Rena, một cô bé học cùng lớp mẫu giáo, dẫn đến một gia đình tan vỡ. Hay có nên nói thẳng với cậu bạn cùng lớp, kẻ quyết tâm theo đuổi nghiệp ca hát, rằng cậu ấy chẳng có chút tài năng nào, và sẽ thất bại ?

Mỗi lần “sống lại”, Asami đều chỉ dùng cả cuộc đời mình để làm những việc như vậy. Ngoài ra thì cô vẫn sống như những người khác, phần lớn thời gian đi làm, ngày nghỉ thì ở nhà chơi với bố mẹ hoặc đi hát karaoke với bạn.

Khi xem những “vòng đời” này, tôi không khỏi cảm thấy thương xót phần nào cho cuộc sống tù đọng của người Nhật. Họ như kiểu những con kiến đã quá quen thuộc với cái hộp của mình, đến nỗi ngay cả một trải nghiệm siêu thực như tái sinh cũng không thể làm cuộc đời họ có những biến chuyển lớn.

Ở một khía cạnh khác, tôi lại cảm thấy thán phục khả năng cảm thấy sự trọn vẹn và ý nghĩa của họ, ngay cả khi làm những việc bình thường nhất, hưởng thụ những thú vui đơn giản nhất. Tham, sân, si không hề có chút dấu vết. Khả năng cảm thấy biết ơn, khả năng trân trọng những niềm vui nhỏ. Nó làm tôi nhớ lại trong Koto (Cố đô) của Yasunari Kawabata, có chuyện hai chị em sinh đôi bị tách rời từ nhỏ, sống ở hai nơi xa nhau nhưng cùng ở Kyoto. Cô chị được một gia đình nông dân nhận nuôi, cô lớn lên thành nông dân lam lũ, sau đó cô biết tin về cô em. Kể từ đó cứ vài tuần, khi có thời gian, cô lại đi bộ cả nửa ngày từ núi đến trung tâm Kyoto, chỉ để nhìn thấy em và hỏi thăm em mấy câu. Chỉ chuyện đó thôi là đủ để cô thấy hạnh phúc.

Trong brush up life cũng có những vẻ đẹp tương tự. Chết ở tuổi bốn mươi, chọn sống lại từ đầu, trải qua 40 năm đằng đẵng, cuối cùng chỉ để được ngồi cùng với ba cô bạn một lần, vừa uống trà vừa tám chuyện. Đây là kiểu cảm thức mỹ học mà tôi chỉ thấy duy nhất ở trong văn hóa Nhật, mono no aware (cảm thức mất mát), wabi (đà) và sabi (tịch). Con người đứng trước cái lạnh lẽo của số phận và cái vô cảm của thời gian, nhưng khác với văn hóa phương tây, không cảm thấy hư vô hoặc nhu cầu đi tìm ý nghĩa cuộc sống, mà họ chấp nhận nó, chung sống với nó, và sau đó tìm thấy vẻ đẹp của nó.

Trong Rebooting : brush up life, tôi tìm thấy khá nhiều khoảnh khắc như vậy. Đây có lẽ là phim Nhật hay nhất trong vài năm gần đây.

Tôi có xem vài phim Hàn nổi tiếng, rating cao. Cảm giác chung là chúng vừa có cái hay, vừa có nhiều cái dở.

My liberation diary (2022)

Phim về những người trẻ làm việc ở Seoul nhưng nhà ở xa tận làng quê, đi làm mỗi lần mất nhiều thời gian. Họ cô độc, bị giới hạn bởi tài chính, địa lý, thời gian, thiếu thốn tình yêu, phần lớn thời gian trong ngày họ làm việc trong môi trường công sở nhạt nhẽo và có phần độc hại. Phim này ý tưởng không phải là tồi, nhưng cách triển khai quá chậm và lặp đi lặp lại khiến tôi thấy chán nhanh. Một điểm lưu ý, đó là sự chậm lớn. Các nhân vật của phim Hàn bắt đầu thể hiện sự chậm lớn tương tự với phim Nhật. Cô chị cả 40 tuổi ế chồng suy nghĩ và cảm xúc như gái 30 tuổi vn, cậu hai 37 tuổi có những suy nghĩ non nớt và vô phương hướng như thanh niên 22 tuổi, còn cô út hơn 30 bắt đầu rung động và nói năng như một cô gái 18 tuổi với một anh chàng nghiện rượu, cựu xã hội đen, ít nói mắt lườm, người mà khán giả nên nghĩ là cool ngầu cho đến khi anh mở mồm kể về quá khứ và thú nhận rằng anh thấy cô bé già đáng sợ. Một series đáng nhẽ có thể hay nếu viết các nhân vật đúng tuổi và tương tác tốt hơn.

Cô đi mà lấy chồng tôi

Một series nổi tiếng với mô tuýp xuyên không, trà xanh, trợn mắt ngây thơ, tổng tài chung tình mét chín nhan nhản khắp nơi. Nó có giá trị giải trí, không có giá trị gì khác. Một điểm buồn cười khi xem là nữ diễn viên chính luôn đóng các vai cô gái trẻ tự lực phấn đấu, đạo đức tốt, thông minh nhưng ngoài đời cô nai tơ cũng già chát rồi và còn bám lấy một anh xã hội đen lừa đảo crypto, người đã vào tù cách đây không lâu làm cô mất nhiều công tẩy trắng.

My mister (2018)

Một phim nổi tiếng khác mà gần đây tôi mới xem. Nam chính bị vợ cắm sừng với sếp, được nữ chính là nhân viên part time trong công ty trợ giúp để đấu lại. Đây là một phim có thể nói là hay, có phần gay cấn, IU trong vai nữ chính thể hiện được sự nguy hiểm của phụ nữ khi không có gì để mất, lại thông minh và thủ đoạn, dần dần bị cảm hóa bởi một người chú tử tế. Ý tưởng cho rằng có thể đánh giá một người qua việc nghe trộm điện thoại 24/24 trong thời đại texting này khá là ngớ ngẩn. Phim này cũng bị vấy bẩn bởi đời thực, show biz hàn luôn là một sự giả tạo khổng lồ. Diễn viên nam chính luôn xây dựng hình tượng không đẹp trai, không xuất sắc nhưng đạo đức, yêu vợ thương con, bị lộ ra việc chơi gái và dùng ma túy, sau đó đã tự tử.

In the mood for a love story

.

And they say in the end it was all for love

.

.

(Câu chuyện thứ 7)

Đến lượt kể chuyện của mình, Galip chọn một câu chuyện tình mà một nhà báo già và cô độc từng kể cho anh, ông nói ông nghe nó từ một nhà báo khác, nhiều năm về trước. Người đàn ông này đã dành cả cuộc đời mình trong văn phòng của tờ báo ở Babiali, dịch những tạp chí ngoại quốc và phê bình nhận xét các bộ phim và vở kịch mới nhất. Ông chưa từng kết hôn – ông quan tâm đến quần áo và trang sức phụ nữ hơn là bản thân đàn bà – thay vào đó ông chọn cách sống một mình trong một căn hộ hai phòng trong những con hẻm ở Beyoglu, người bạn duy nhất của ông là một con mèo mướp trông còn già và cô đơn hơn cả ông. Vụ chấn động duy nhất trong cuộc đời trầm lặng của ông là khi Marcel Proust đã cám dỗ ông đọc À la recherche du temps perdu (*) ; đọc đến cuối quyển sách, ông quay ngược lại điểm khởi đầu để đọc đến cuối lần nữa, và tiếp tục làm thế cho đến tận cuối đời.

Nhà báo già đã bị cuốn sách quyến rũ đến mức lúc đầu ông kể về nó cho tất cả những người ông gặp, nhưng ông nhận ra rằng không có ai muốn đọc nguyên bản tiếng pháp vì quá phiền phức, không có ai để ông chia sẻ sự hứng khởi của mình. Vậy nên ông quay trở lại bản thân mình, kể lại với bản thân mình, từng cảnh một, cái câu chuyện mà đến lúc đó chỉ có Chúa mới biết ông đã đọc bao nhiêu lần. Suốt cả ngày, bất cứ khi nào có điều gì làm ông buồn lòng, bất cứ khi nào ông phải đương đầu với những sự thô lỗ và tàn nhẫn từ những kẻ ít học, vô văn hóa, vô cảm và tục tĩu, ông tự an ủi mình bằng cách nghĩ. Ai quan tâm chứ ? Tôi có ở đây đâu ? Tôi đang ở nhà, trên giường của tôi, mơ về Albertine đang say ngủ ở phòng kế bên, cô ấy đang mơ về thứ cô ấy sẽ làm khi cô ấy mở mắt ra, thoáng chốc nữa thôi ; Tôi nghe những bước chân nhẹ nhàng, ngọt ngào của cô ấy khi cô ấy đi trong nhà, và tôi hoan hỉ làm sao ! Khi tản bộ một cách buồn bã qua các con phố như người dẫn chuyện của Proust, ông mơ về một cô gái có tên Albertine, một cô gái trẻ và đẹp đến mức việc một ngày nào đó được giới thiệu với cô đã từng là một giấc mơ nằm ngoài tầm với của ông, giờ ông sẽ mơ rằng cô đang ở nhà chờ ông trở về, mơ về những việc mà cô sẽ làm trong khi cô chờ đợi. Trở về với căn hộ của mình nơi có cái bếp lò chẳng bao giờ có thể sưởi ấm được nhiều, nhà báo già sẽ chạnh lòng nhớ lại những trang sách từ một tập khác, khi mà Proust nói về việc Albertine rời bỏ ông, và ông cảm thấy cái lạnh buốt trống rỗng của căn nhà tận trong xương tủy khi ông nhớ lại cái cách mà ông và Albertine từng ngồi đây, cười đùa, nói chuyện và uống cà phê, cái cách mà cô luôn muốn ấn chuông khi cô đến thăm ông, cái cách mà ông thường xuyên bị nỗi ghen tuông dày vò ; từng đợt từng đợt, ông gợi lại những ký ức của chuyến đi đến Venice của hai người, trước tiên ông giả vờ mình là Proust, sau đó lại giả vờ mình là nhân tình của ông ấy, Albertine, cho đến khi gương mặt ông thấm đẫm những giọt nước mắt của đau khổ và hạnh phúc.

Vào một buổi sáng chủ nhật, khi ngồi trong căn hộ với con mèo mướp của mình, giận dữ trước sự thô tục của những câu chuyện được đăng báo, hoặc những lời chế giễu của lũ hàng xóm tọc mạch, hoặc những họ hàng xa thiếu tế nhị, hoặc những đứa trẻ láo hỗn, ông giả vờ rằng ông tìm thấy một chiếc nhẫn trong một ngăn nào đó trong cái tủ bàn cũ, và ông tự nói với mình rằng cô giúp việc Francoise đã tìm thấy nó trong ngăn của cái bàn làm bằng gỗ trắc, và rằng nó thuộc về Albertine, người đã quên mang nó đi theo, và ông quay về phía cô giúp việc tưởng tượng và nói “Không, Francoise” – đủ to để con mèo có thể nghe ông nói – “Albertine không quên mang theo cái nhẫn này đâu, chẳng có lý do gì để gửi nó đi, vì cô ấy sẽ quay trở lại ngôi nhà này, rất sớm thôi”.

Bởi vì không có ai ở đây biết Albertine là ai, hoặc thậm chí Proust là ai, nên đất nước này mới ở trong tình trạng cùng khổ bất hạnh như vậy, nhà báo già tự thuyết phục mình. Nhưng một ngày nào đó, nếu đất nước này đủ sức tạo nên những con người có khả năng hiểu Albertine và Proust, phải rồi, có lẽ khi ấy những gã đàn ông để ria mép đáng thương mà ông thấy vẫn đi lại trên các con phố sẽ bắt đầu hưởng thụ một cuộc sống tốt hơn ; có lẽ khi ấy bọn họ sẽ dừng cái việc cầm dao đâm chém lẫn nhau để vẽ lên những người tình cho mình trong những giấc mơ tươi đẹp hơn cả bản thân cuộc sống. Còn đối với tất cả những người viết và người dịch, những kẻ đã tìm được việc ở tòa báo bằng cách ra vẻ là có học, đó là bởi họ không đọc Proust, không biết Albertine, thậm chí không biết rằng bản thân ông, nhà báo già, đã đọc Proust – rằng ông chính là Proust, và là cả Albertine – vì thế mà họ mới đần độn và độc ác.

Nhưng điều đặc biệt nhất trong câu chuyện này không phải là việc nhà báo già đã gắn cái tôi vào nhân vật chính của Proust một cách sâu sắc đến nỗi ông tin rằng mình chính là Proust ; giống như mọi người Thổ, những người yêu thích các tác giả phương tây không được ai khác đọc, ông đi từ việc yêu những câu chữ của Proust đến chỗ tin rằng bản thân mình đã viết nó. Cùng với thời gian, ông trở nên chán ghét những kẻ xung quanh không chỉ vì ông yêu một cuốn sách mà họ sẽ không bao giờ đọc, mà còn vì ông đã viết một cuốn sách mà họ sẽ không bao giờ viết nổi. Vậy nên thứ đáng kinh ngạc ở đây không phải là việc nhà báo già đã dùng nhiều năm tháng để giả vờ mình là Proust và Albertine, mà là việc sau nhiều năm giấu kín bí mật này với tất cả mọi người, ông đã quyết định gửi gắm nó cho một nhà báo khác.

Có lẽ ông làm thế bởi nhà báo trẻ này có một vị trí đặc biệt trong tim ông, vì có cái gì đó nơi cậu bé này gợi ông nhớ đến Proust và Albertine xinh đẹp ; những dấu hiệu mơ hồ về một cái ria mép trên môi trên của cậu, khuôn người mạnh mẽ cổ điển, hông đẹp và lông mi dài ; cũng như Proust và Albertine, cậu ngăm đen và không quá cao, với làn da mềm mại, ánh lên như lụa của một người Pakistan. Nhưng các điểm chung chỉ đến đó : sở thích của cậu nhà báo xinh đẹp đối với văn học Châu Âu chỉ dừng lại ở Paul de Kock và Pitigrilli ; khi nghe chuyện của nhà báo già, phản ứng đầu tiên của cậu là cười và sau đó cậu nói sẽ dùng câu chuyện thú vị này trong một chuyên mục, vào một ngày nào đó.

Nhận thấy sai lầm của mình, nhà báo già xin đồng nghiệp trẻ đẹp của mình hãy quên hết những thứ ông vừa kể, nhưng cậu giả đò không nghe thấy và tiếp tục cười. Trở về nhà vào buổi tối ngày hôm đó, nhà báo già lập tức nhận ra cuộc sống của mình đã đảo lộn : ông không thể tiếp tục ngồi trong căn hộ trống rỗng này và nghĩ về những vụ ghen tuông của Proust, hay về những thời khắc đẹp đẽ ông đã trải qua cùng Albertine, hay suy tư về nơi chốn hiện tại của nàng. Biết rằng có một tình yêu đặc biệt và say đắm, một mối tình mà ông, và chỉ ông có thể dành cho nàng – biết rằng không có người nào khác ở Istanbul này cảm thấy như thế – điều này là niềm tự hào duy nhất của ông. Nghĩ rằng mối tình trong trắng và cao thượng của ông sắp bị thu giảm thành thứ tào lao giải trí cho hàng trăm hàng ngàn những độc giả vô tâm – cảm giác đó giống như để Albertine, người phụ nữ ông tôn thờ suốt bao năm, bị cưỡng hiếp. Những độc giả não phẳng đọc báo để biết thủ tướng đã lừa gạt họ như thế nào, hoặc đài radio đã phạm những sai lầm nào trong thời gian qua, sau đó họ sẽ dùng nó để gói cá hoặc lót thùng rác. Ôi, Albertine yêu dấu, người đã làm ông đau đớn vì ghen tuông, người đã ra đi bỏ lại ông vỡ vụn, người có thể đã mãi mãi lung linh trong những giấc mơ của ông như những ngày đầu khi ông nhìn thấy cô đạp xe trên phố Baalbec ! Chỉ riêng ý nghĩ rằng tên cô sẽ bị nhắc đến trong một tờ báo đê hèn đã làm ông muốn chết.

Điều đó khiến ông tìm được can đảm và quyết tâm để gọi điện cho cậu nhà báo có đôi môi trễ nải và làn da lụa ; ông nói “ông và chỉ ông” mới có thể miêu tả mối tình độc nhất và vĩnh cửu của mình, sự gian khổ của kiếp người, sự ghen tuông không giới hạn, không cách cứu chuộc, ông van xin cậu đừng bao giờ đề cập đến Proust và Albertine trong một chuyên mục báo, đừng đề cập đến họ ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Ông tìm được dũng khí để thêm “Nhất là hãy nhớ rằng bản thân cậu chưa từng đọc sách của Proust !” “Sách của ai ?” – ông được hỏi – “Sách nào ? Chuyện gì ?” – bởi đến lúc này nhà báo trẻ đã quên hết câu chuyện về mối tình của đồng nghiệp già. Ông kể cho cậu toàn bộ câu chuyện một lần nữa từ đầu, và một lần nữa nhà báo trẻ phản ứng với tiếng cười, anh nói, Vâng, vâng, anh đang định viết về nói, thật sự là thế. Có lẽ anh thậm chí nghĩ rằng đấy chính là thứ mà nhà báo già muốn anh làm.

Và sau đó anh đã viết nó. Nó giống một câu chuyện hơn là một chuyên mục, và nó miêu tả nhà báo già gần giống như trong câu chuyện mà bạn vừa được nghe : một Istanbullu già và bất hạnh, người đã phải lòng một nhân vật chính trong một tiểu thuyết phương tây, sau đó tự thuyết phục bản thân rằng ông là nhân vật đó, và cũng là tác giả. Giống như nhà báo ngoài đời, nhà báo già trong chuyên mục có một con mèo mướp. Và nhà báo già trong chuyên mục cũng bị sốc và buồn bực khi ông thấy câu chuyện của mình bị chế nhạo bởi một chuyên mục. Trong câu chuyện bên trong câu chuyện đó, ông cũng muốn chết khi ông thấy tên của Proust và Albertine trên báo. Trong những cơn ác mộng mà nhà báo già phải chịu trong những đêm bất hạnh cuối cùng của đời ông, ông thấy nhiều Proust, nhiều Albertine và nhiều nhà báo già lặp lại lẫn nhau không hồi kết, và một cái giếng không đáy của những câu chuyện bên trong những câu chuyện bên trong những câu chuyện. Tỉnh giấc giữa đêm, nhà báo già nhận ra tình yêu của ông đã tan biến ; ông không còn có thể tìm thấy hạnh phúc trong những cơn mơ của ông về nàng, bởi những giấc mơ của ông phụ thuộc vào việc không còn ai khác thậm chí biết về sự tồn tại của nàng. Ba ngày sau khi bài chuyên mục tàn nhẫn đó được đăng, họ phá cửa vào và tìm thấy nhà báo già đã chết một cách im lặng trong giấc ngủ, bị ngạt trong khói của cái bếp lò chẳng tỏa được chút nhiệt nào. Dù con mèo đã bị bỏ đói hai ngày, nó chưa đủ dũng khí để ăn chủ nhân của nó.

Dù câu chuyện của Galip buồn, anh cảm thấy nó mang mọi người lại gần hơn, cũng như các câu chuyện trước. Khi âm nhạc tràn vào phòng từ một chiếc radio vô hình nào đó, nhiều người – bao gồm cả những nhà báo ngoại quốc – đứng dậy để khiêu vũ với những cô gái trong quán bar, và họ tiếp tục nhảy, cười đùa và nói chuyện cho đến lúc hộp đêm đóng cửa.

.

.

(trích The black book – Orhan Pamuk)

.

.

——-

(*): Đi tìm thời gian đã mất, 1913, Marcel Proust

.

.

The time of contempt

.
Nothing new under the sun. History repeats itself

.

.

“Why would I write anything about this ? This is only new year’s eve, like countless before and after.” – or so I thought. But one day passed, and something is lingering in my mind.

I watched the firework above district one for a few minutes, in the unusually cold air. “It is nothing compared to what happens in the US” – I thought, as there has been one of the biggest snow storms in history, and many people died. I thought about some bad people who shout climate apocalypse slogans, and at the same time, about some good (or maybe not) people who still dangerously deny it, like Dr. Jordan Peterson, and continuously try to preach their opinions. I also watched Bjorn Lomborg, and all I got is disgust.

I felt a bit angry. There is no neutral ground anymore, everything gets radicalized. I’ve read and watched JP for quite some time. He is good at words, somewhat intelligent and has self-respect, a rare virtue nowadays among intellectuals. In the beginning, he was a college professor and a psychiatrist, he only wrote some self-help books for young men which were best-sellers. They are not bad, there is also nothing special. He was a mild center-left, I think. But you see, because the word “men” exists here, he got attacked by the left, immediately. He was fired from the uni, but on the other hand, became famous. The more the left attacked him, the more right he shifted. And the more right he shifted, the more famous he became, the more money he got. That’s the rule now : choose a side, or you die. Even better : become an extremist. The left always has cannibalism tendency. Some say if a leftist goes to sleep, he may wake up a far-right, because the left went to its left too fast. The irony is : JP, in my eyes, is still a better person than all the “left intellectuals”, because none of them has any self-respect.

Before sleep, I often read a bit on The Guardian website. (because it has a good interface ?) In the political spectrum, they are on the left side a little. A little ? I find several of their columnists are already just wokist mouthpieces, whose whole job is to attack and sneer. Like always, I saw a woke article, this time trying to protect Meghan Markle, a person who ticks every box on NPD list to the T. Nothing new, I saw the same shit about Amber Heard before, and various others. I ignored it. If you know anything about football, you should know about CR7, another textbook grandiose NPD also to the T. What a disgusting, disgusting person, and you also see how the world is just his oyster.

I ignored it, but this time another article came to my eyes : in Ukraine, they want to cancel Bulgakov, one of my favorites. The author of The Master and Margarita, somehow, is now “against the good side”. I remember in Italy, Tchaikovsky was canceled, because you know why. And that’s just some info that came up into my foggy memories. I’m sure there were numerous others. Some explain it like this : this is an era of contempt, an era of shallow, weak, stupid, and most of all, pathologically narcissistic people, so the only way for them to feel good about themselves, to feel like they have a place in history, is to destroy all that came before them : the greats, the titans, the geniuses. Look how many statues have been destroyed in recent years in the west. How many classic authors have been re-censored. If they can’t compare with the past about achievements, they could certainly be morally superior.

How is this western mob supposed to fight the totalitarian states ? The implosion is almost visible. The bad news is, so do the pariah states.

After that, strange enough, my first dream of this year is a flying dream. In this dream, there is a girl, who appeared in a lot of dreams of mine. I know who she is and I knew what she meant, but now, for this dream, I am not sure. It was a long dream with a long story. I was trying to get away from her. I was worried. I think this year, and the years after it, have a name.

And its name is Survive.

—-

Again, some salves for the new year.

Right, comrade, it’s the hour of the garden
and the hour up in arms, each day
follows from flower or blood:
our time surrenders us to an obligation
to water the jasmines
or bleed to death in a dark street:
virtue or pain blows off
into frozen realms, into hissing embers,
and there never was a choice:
heaven’s roads,
once the by-ways of saints,
are jammed now with experts.

Already the horses have vanished.

Heroes hop around like toads,
mirrors live out emptinesses
because the party is happening somewhere else,
wherever we aren’t invited
and fights frame themselves in doorjambs.

-from Right, comrade, it’s the hour of the garden, by Neruda

Dark forest theory and Fermi paradox

.

.

Gần đây tôi có hứng đọc truyện khoa học viễn tưởng trở lại, có lẽ vì nguồn sci-fi chính của tôi là movies và series đã bị Hollywood phá hoại không thương tiếc. (Một người yêu thích sci-fi có thể khó chịu khi xem Foundation vì khía cạnh “chosen powerful black girl barks at everyone’s faces”, nhưng sự kinh tởm sẽ lên đến mười lần nếu đã từng đọc Foundation, vì họ nhận ra sự căm ghét của Hollywood với bất kỳ thứ gì có IQ trên 100. Mà Foundation là một cuốn sách rất thông minh, nên tất cả tính chất thông minh của nó phải bị loại trừ đến tận gốc khi chuyển thể.)

Tình cờ tôi bắt gặp bộ trilogy Tam thể của một nhà văn Trung Quốc tên Lưu Từ Hân. Trước đây tôi không nghĩ một người TQ lại có thể viết sci-fi hay đến như vậy, một mảng vốn là lãnh địa của những nhà sci-fi Nga hay phương tây. Nó gồm 3 tập : Tam thể, Khu rừng đen tối và Tử thần bất diệt. Nó nói về cuộc chiến giữa loài người và loài Tam thể, một giống alien sống rất gần hệ mặt trời, chỉ cách có 4 năm ánh sáng. Tuy là sách sci-fi, nó còn nói về lịch sử, ở đây là giai đoạn cách mạng văn hóa, về xã hội học, tức là các thay đổi của xã hội loài người trước biến động lớn nhất trong lịch sử, đó là việc phát hiện ra người ngoài hành tinh có tồn tại và đang phát động chiến tranh, nó có cả yếu tố trinh thám, phản gián khi loài Tam thể đã huy động được một số lượng lớn kẻ phản bội chống lại nhân loại. Và tất nhiên phần sci-fi của nó cũng không kém bất kỳ quyển sách kinh điển nào mà tôi từng được đọc.

Tam thể có vài nhược điểm. Thứ nhất, đập ngay vào mắt, là cái giọng văn tàu, không lẫn vào đâu được, với những cú pháp và cách dùng từ đặc trưng, khoa trương và sáo ngữ, đôi khi làm tôi khó chịu, vì nó khiến tôi liên tưởng đến hàng đống văn tàu rẻ tiền vẫn bày bán la liệt ngoài các hiệu sách vn. Ví dụ như câu “Tôi vào bếp và lấy một quả táo để ăn. Tôi mua nó tuần trước”. Văn tàu không thể nào viết đơn giản như vậy, mà nhất định phải là “Tôi vào bếp và lấy một quả táo, chính là thứ tôi đã mua để ăn, một tuần trước đây.” Thứ hai, nhược điểm cũng lớn, là chủ nghĩa dân tộc. Có thể tôi hơi khắt khe, vì thật ra phim ảnh, sách truyện nước nào chả coi nước đó là trung tâm vũ trụ, con người nước đó là số một. Nhưng khi đọc, các anh hùng cứu vũ trụ người tàu hiện ra chói lóa thật đối lập với lũ ngu dốt bất tài của các nước khác không thể không khiến tôi liên tưởng đến vô số những tội ác mà TQ đã và đang thực hiện nhân danh nước lớn, một cục sạn to ở trong răng. Thứ ba, Lưu Từ Hân viết về chuyện yêu đương cực kém. Tôi có cảm tưởng ông giống như một số nhân vật mọt sách, yếm thế trong văn của ông, chưa từng trải qua cuộc tình hay ho nào, nên các đoạn miêu tả tình yêu trai gái của ông đọc buồn cười đến nỗi hơi thấy xấu hổ cho tác giả, nhất là đoạn đầu tập 2, Khu rừng đen tối, khi nhân vật chính La tập “vẽ” ra người tình trong mộng như một thằng ngớ ngẩn.

Chỉ có 3 nhược điểm đó. Nếu bạn bỏ qua dược nó, bộ ba Tam thể là một bữa tiệc thịnh soạn của sự tưởng tượng về tương lai của khoa học, về kết cấu chính trị xã hội học của vũ trụ, về bản chất của con người nói riêng và các dạng sống thông minh nói chung. Cựu tổng thống Mỹ Obama từng nói, so với những gì xảy ra trong truyện thì cuộc tranh đấu giữa ông và đảng đối lập ở hai viện chỉ là chuyện “vặt vãnh”.

Một trong những điểm mạnh nhất của bộ ba này, là nó đưa ra được một cách giải thích thú vị và khá logic về nghịch lý Fermi.

.

Fermi Paradox

Nghịch lý Fermi nói rằng trong giải ngân hà của chúng ta có hàng tỷ ngôi sao, mỗi ngôi sao lại có vài hành tinh. Trong vũ trụ có hàng tỷ thiên hà. Tức là số hành tinh phải lên đến cỡ tỷ tỷ. Vì thế có cơ sở để tin rằng chuyện Trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống thông minh, là rất khó xảy ra. Cái có xác suất lớn, là có rất nhiều nền văn minh ngoài trái đất. Phương trình Drake được sử dụng để ước lượng, và bản thân Frank Drake ước đoán có từ 1000 đến 100 triệu nền văn minh chỉ trong giải ngân hà. (Tuy nhiên vì tất cả các biến số trong phương trình Drake đều là ước đoán, một số nhà khoa học khác cho kết quả cực gần 0, có nghĩa Trái đất là anomaly duy nhất.)

Nhưng nếu các alien có tồn tại, tại sao chúng ta không tìm thấy bằng chứng nào của họ ? SETI, search for extra-terrestrial intelligence, là một hoạt động đã được con người thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Từ những năm 80, nhiều trạm thu nhận thông tin từ vũ trụ đã được xây dựng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu lắng nghe các sóng điện từ như radio. Chúng ta không thấy gì cả.

Sự mâu thuẫn giữa hai thực tế này gọi là nghịch lý Fermi. Có nhiều cách giải thích cho nghịch lý này, ở đây ta sẽ nói đến cách giải thích của Lưu từ Hân trước.

.

Dark forest hypothesis

Cách giải thích khu rừng đen tối cho rằng có vô số nền văn minh ngoài Trái đất, nhưng không có sự liên lạc. Tất cả các nền văn minh đều im lặng và đều có hoang tưởng bị hại (paranoid). Và thực tế hoang tưởng này là một self-fulfilling prophecy. Kết quả là không nền văn minh (đủ thông minh) nào phát ra tín hiệu về sự tồn tại của mình, và tất cả các nền văn minh lỡ lộ ra vị trí của mình đều bị toàn bộ, hoặc một phần, vũ trụ coi là một mối đe dọa, và sau đó tiêu diệt.

Nghe có vẻ hơi bi quan yếm thế, cách giải thích này thật ra được hình thành từ các tiền đề khá logic :

1.Giả thiết có vô số nền văn minh. Xã hội học vũ trụ là khoa học nghiên cứu bản chất của siêu xã hội này.

2.Giả thiết rằng tồn tại là mục tiêu đầu tiên của một nền văn minh.

3.Giả thiết rằng các nền văn minh sẽ dần mở rộng cùng với thời gian, nhưng tổng lượng vật chất của vũ trụ là không đổi.

Bạn có thể thấy xã hội học vũ trụ không khác xã hội học cái đĩa mà tôi từng đề cập là mấy. Trên đĩa có thức ăn, vi khuẩn ăn nó và nhân lên. Số lượng thức ăn trên đĩa không thay đổi. Chỉ có hai khả năng xảy ra : vi khuẩn ăn hết thức ăn, và nó chết; hoặc chất thải của nó thay đổi môi trường, và nó chết. Nếu muốn tồn tại, vi khuẩn phải làm được một trong hai việc : ra khỏi đĩa tìm thức ăn mới; hoặc chia phe và ăn thịt lẫn nhau, để giảm số lượng vi khuẩn xuống. Đây cũng là lý do khiến chiến tranh là yếu tố cơ bản của mọi xã hội kín : cuộc tranh dành tài nguyên.

Tuy vậy xã hội học vũ trụ còn có điểm khác xã hội học trái đất.

Thứ nhất là khoảng cách giữa các nền văn minh quá xa, có thể thấy một hành tinh sáng lên, tuy rất khó, và biết nó có sự sống thông minh, nhưng để biết tường tận về xã hội đó, các tính chất của nó về công nghệ và tư duy, là một việc bất khả thi. Lưu từ Hân so sánh chuyện này với hai người đàn ông hút thuốc trong đêm tôi cách nhau 100 mét. Cả hai đều biết về sự tồn tại của người kia, nhưng không thể biết khuôn mặt, ánh mắt, không thể biết người kia nghĩ gì. Họ chỉ nhìn thấy một đốm sáng lờ mờ trong đêm tối.

Thứ hai là sự bùng nổ công nghệ. Loài người tự nhìn vào lịch sử của mình và thấy rằng công nghệ phát triển theo hàm mũ. Con người mất hàng vạn năm để phát minh ra lửa, hàng nghìn năm để phát minh ra cách làm ruộng, nhưng khoảng cách giữa các phát minh lớn ngày càng thu hẹp theo hàm mũ. Radio xuất hiện chỉ cỡ 200 năm trước. Bom nguyên tử 70 năm. Internet ra đời sau máy tính cá nhân chỉ vài chục năm. Và con cái bạn sẽ khó tưởng tượng bố mẹ chúng đã từng dùng một thứ gọi là điện thoại để bàn. Các nền văn minh có thể trì trệ rất lâu, nhưng để nó đột phá trở nên có sức mạnh hủy diệt chỉ cần quãng thời gian rất ngắn.

Hai yếu tố này tạo nên cái gọi là “Chuỗi ngờ vực”.

Nó bắt đầu bởi ý nghĩ : “anh có khả năng giết tôi không ?”. Một là có. Hai là chưa có. Vì sự bùng nổ công nghệ, phải giả định rằng sự “chưa có” này sẽ chuyển thành có chỉ trong thời gian ngắn. Một nền văn minh logic sẽ phải nghĩ rằng nền văn minh kia có khả năng giết mình.

Ý nghĩ thứ hai xuất hiện : “anh có muốn giết tôi không ?”. Một là có. Hai là không. Nếu anh không muốn giết tôi, anh phải biết chắc rằng tôi không muốn giết anh. Bởi nếu anh không biết chắc điều đó, anh đang đặt tính mạng của cả nền văn minh của anh vào cửa tử. Vậy làm sao để anh có thể biết chắc rằng tôi không muốn giết anh ? Ngay cả khi tôi là một nền văn minh yêu hòa bình nhất vũ trụ, động lực số một của tôi vẫn là duy trì sự tồn tại của mình, và tôi chỉ chắc chắn rằng tôi không muốn giết anh nếu tôi biết chắc anh không muốn giết tôi. Và sự nghi ngờ đi vào một vòng xoáy không đáy.

Bản chất của chuỗi ngờ vực là một trò chơi trong đó hai người chơi đều có đòn tấn công hủy diệt người kia, nhưng cả hai không được nói chuyện với nhau. Thông tin duy nhất họ có là sự tồn tại của người còn lại, và khả năng tiêu diệt mình của người đó. Kết luận logic duy nhất là phải ra đòn trước.

Thuyết dark forest cho rằng mọi nền văn minh đều đi đến kết luận logic này một cách dễ dàng. Họ hiểu khi lộ ra vị trí của mình, họ đã tự kết án tử, bởi trong vô số nền văn minh còn lại của vũ trụ, số nền văn minh có vũ khí hủy diệt là lớn, và đương nhiên trong số đó sẽ có nhiều nền văn minh thực hiện cuộc tấn công. Vì thế tất cả đều im lặng. Vũ trụ là một khu rừng đen tối, câm lặng, mỗi nền văn minh ẩn mình trong bóng tối để tồn tại, mỗi nền văn minh là một thợ săn, đồng thời là một con mồi. Nếu ánh sáng lóe lên ở đâu, chết chóc sẽ đi đến đó.

Lưu Từ Hân đã triển khai ý tưởng này một cách toàn diện trên bình diện vĩ mô. Vũ trụ của ông là vũ trụ của logic và sự hủy diệt. Độc giả sẽ phải nhiều lần rùng mình khi thấy được để tồn tại, con người và alien có thể làm ra những điều khủng khiếp đến thế nào.

Nhiều độc giả, quá ấn tượng bởi cách triển khai lôi cuốn của tác giả, có thể nghĩ rằng đấy chính là bản chất thực sự của vũ trụ. Nhưng không, đây chỉ là một trong nhiều cách giải thích cho nghịch lý Fermi mà thôi.

.

Các nhánh của Fermi paradox

Hiện thực của vũ trụ có phải là một khu rừng đen tối thật không ? Tất nhiên là có thể, như mọi điều khác, nhưng xác suất của nó nhỏ hơn nhiều so với bạn nghĩ, nhất là nếu bạn vừa đọc Tam thể xong.

Hình dung các cách giải thích cho Fermi paradox như một cái cây. Thì hai nhánh đâu tiên là : 1.Chỉ có Trái đất có sự sống thông minh. 2.Ngoài Trái đất cũng có sự sống thông minh.

Nhánh 1 tiếp tục phân ra : 11.Ngoài Trái đất không có sự sống. 12.Ngoài Trái đất có sự sống, nhưng không thông minh. Ví dụ như sự sống chỉ phát triển đến mức vi khuẩn. (Càng tìm hiểu về Trái đất, bạn sẽ càng thấy nó đặc biệt. Cực kỳ đặc biệt.)

Nhánh 2 phân ra :

21.Các sự sống thông minh đó có, nhưng không “cùng thời” hoặc “cùng vùng” với Trái đất. Nghĩa là các nền văn minh cũng có tuổi thọ trung bình, chứ không phải sinh ra rồi cứ sinh sôi mở rộng vô tận. Ví dụ như một nghiên cứu gần đây về Drake equation cho kết quả là 36 nền văn minh trong ngân hà ngay lúc này. Và với mật độ thưa thớt như vậy, hai nền văn minh cũng cách nhau đủ xa để không kịp liên lạc với nhau trước khi chết. Một nghiên cứu khác cho kết quả phương trình Drake không phải bằng 0, nhưng nhỏ hơn 1. Nghĩa là 1 đã là nhiều, và có những khoảng thời gian dài trong ngân hà không có nền văn minh nào cả. Trái đất thực sự là duy nhất trong vũ trụ. (Thiên hà khác có thể có vài con, nhưng cũng không thể gặp nhau.)

Kênh youtube Cool worlds có vài clip hay về vấn đề này. Chủ kênh đề xuất cách “liên lạc” với các nền văn minh khác theo trục thời gian, để nếu nền văn minh trái đất có diệt vong thì sau này di sản của nó vẫn tồn tại. Một dạng “lá thư ở trong chai”. Khi nghĩ đến chuyện đó, ta mới phát hiện ra công nghệ của loài người còn ở mức thật sơ khai, vì không có bất cứ cách nào để lưu một thông điệp quá 100 nghìn năm, một chớp mắt so với thời gian tầm vũ trụ. Cách tốt nhất, rất bất ngờ, vẫn là khắc vào đá, như người tiền sử.

22.Có các nền văn minh cùng thời và cùng vùng, nhưng vì lý do nào đó mà không có tín hiệu. Nhóm 22 này rất rộng, và phân ra nhiều nhánh. Trong đó một nhánh lớn là 221. The great filter – sự sàng lọc lớn. Thuyết này cho rằng một nền văn minh phát triển đến mức độ nhất định sẽ tự hủy diệt, đây là một đặc tính chính trị xã hội nội tại của sự sống thông minh. Hơn nữa thời điểm tự hủy khá gần với thời điểm bùng nổ công nghệ. (Chưa kịp gửi nhiều tín hiệu thì đã chết.) Nhánh này, theo tình hình hiện nay, có vẻ đúng nhất.

Một nhánh khác là 222. Có thể gửi tín hiệu nhưng không muốn gửi. Nhánh này lại phân ra làm 3 nhánh :

-222A. Benevolence : nhánh nhân từ. Các nền văn minh thực sự phát triển là các nền văn minh đã vượt qua được sự sàng lọc lớn. Nó hiểu bản chất dã man và bạo lực của sự sống thông minh. Vì vậy nó chọn cách quan sát trong yên lặng và chỉ giúp đỡ các nền văn minh đã tự loại bỏ được thú tính nguyên sơ của mình.

-222B. Indifference : nhánh thờ ơ. Một số nền văn minh đã phát triển đến mức đối với nó sự sống ở Trái đất quá sơ khai, như con người đối với loài kiến vậy. Nhân loại được thoải mái “bò” ở trong khu vườn vũ trụ, và alien chả có hứng thú nói chuyện với lũ vô tri. Tất nhiên là vẫn bị theo dõi, nếu bò vào nhà thì sẽ bị xịt thuốc, nhưng cũng còn lâu.

-222C. Malevolence : nhánh độc ác. Dark forest nằm trong nhánh này. Ngoài ra còn có thuyết Berserker, nó cho rằng chỉ cần một nền văn minh tiến hóa xa là đủ để tiêu diệt toàn bộ các nền văn minh khác. Nó sẽ tạo ra một thứ gọi là Von Neumann probes, một loại vũ khí tự hành có khả năng nhân bản. Nó sẽ tiêu diệt mọi nền văn minh khi nền văn minh đó bắt đầu phát ra sóng radio. Như kiểu làm cỏ trong vườn. Còn nếu không, các probe này ở trạng thái ẩn mình. Game Mass Effect đã miêu tả cách giải thích này tuyệt hay.

.

Điểm yếu của thuyết Dark Forest

Tại sao tôi nói thuyết Dark Forest có điểm yếu ? Vì nó có hơi nhiều giả định. Một giả định lớn là các nền văn minh không thể nói chuyện với nhau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoang tưởng bị hại rồi đến chuỗi ngờ vực. Chỉ cần nói chuyện được với nhau, ý muốn tiêu diệt đối phương sẽ giảm đi rất nhiều. Và khi đó việc sở hữu vũ khí hủy diệt lại mang đến hòa bình, chứ không phải chiến tranh (mutual assured destruction).

Giả định lớn thứ hai là công nghệ tấn công mạnh hơn nhiều so với công nghệ phòng thủ. Có lẽ tác giả nghĩ như vậy vì hiện giờ trên trái đất có tình trạng này. Chưa có cách gì chắc chắn để chống tên lửa hạt nhân. Vũ trụ không giống trái đất. Ví dụ để một vũ khí tấn công qua khoảng cách hàng vạn năm ánh sáng, nó sẽ phải bay một quãng đường dài, và mất không ít năng lượng. Nếu nền văn minh phòng thủ có trình độ công nghệ tương đương, thì việc đánh chặn sẽ khá dễ dàng.

Giả định lớn thứ ba là các nền văn minh suy nghĩ theo cùng một kiểu. Đây là một giả định hơi narcissistic. Logic là một thuộc tính của ý thức con người, chưa chắc các ý thức kiểu khác đã sử dụng logic, nhất là nếu nó không đến từ sự sống carbon. (Alien is too alien hypothesis)

.

Còn có nhiều cách giải thích khác cho nghịch lý Fermi, ngoài các nhánh trên, và đơn giản hơn. Ví dụ là radio là một cách liên lạc kém hiệu quả và quá sơ khai, không có ai dùng nó cả. Hoặc thuyết giả lập, vì vũ trụ là giả lập, một game của god nào đó, việc trái đất có liên lạc được không, lúc nào, như thế nào, hoàn toàn tùy vào cảm hứng, một cái click chuột của god. Hoặc một thuyết khác cũng rất có khả năng, tương đương với Great Filter, rằng tất cả các nền văn minh đều chuyển qua dạng sống AI sau một thời gian ngắn ngủi bùng nổ công nghệ. Dạng sống này không cần sống gần các ngôi sao, mà các máy dò của con người hiện nay đều hướng về các ngôi sao. AI cũng không (chưa) quan tâm đến một dạng sống sơ khai như con người.

.

Dù có xác suất nhỏ, thuyết Dark Forest vẫn có khả năng xảy ra. Vì thế nói chung các nhà khoa học hiện vẫn đề nghị cấm METI – messaging extraterrestrial intelligence.

Under a ruthless sky

.

Quite an experience to live in fear, isn’t it ? That’s what it is to be a slave.

-Batty, Blade Runner

.

Now the summer is passed,

It might never have been.

It is warm in the sun,

but it isn’t enough.

.

All that I could attain,

like a five-fingered leaf,

Fell straight into my hand,

But it isn’t enough.

.

Neither evil nor good

Has yet vanished in vain.

It all burned and was light,

but it isn’t enough.

.

Life has been like a shield

and has offered protection.

I have been very lucky,

But it isn’t enough.

.

The leaves were not burned,

the boughs were not broken.

The day shines like glass,

But it isn’t enough.

.

-by Arseny Tarkovsky

.

Bài thơ này được dịch từ tiếng Nga, tôi nghĩ nó đã mất một chút vần điệu. Khi đứng riêng, nó không nói lên nhiều. What isn’t enough ? – người đọc có thể thắc mắc. Nhưng khi đặt trong bộ phim kinh điển Stalker (1979) của đạo diễn Tarkovsky, nó lập tức tỏa sáng như một viên ngọc.

Stalker là một phim có thời lượng dài, khoảng 2h40 phút. Phần lớn thời gian toàn là quay rác rưởi, phế liệu, nhà cửa đổ nát. Vậy mà bằng cách nào đó, nó là một trong những bộ phim đẹp nhất, và buồn nhất mà tôi từng được xem. Một sự đối lập rực rỡ với những bộ phim Hollywood hiện đại với kinh phí cả trăm triệu đô, với những đại cảnh cgi hoành tráng, những trai xinh gái đẹp da mặt cà mịn như nhung, những câu chuyện giả tạo, những kịch bản rác rưởi.

Tôi nhận ra một điểm đặc biệt : có lẽ tôi-trước-40-tuổi sẽ không thấy phim này đẹp và buồn như thế. Một trong lý do chính khiến tôi hiện nay khác với tôi hồi xưa, đó là tôi đã đọc về lịch sử nhiều hơn. Cụ thể ở đây là lịch sử của hai nước toàn trị lớn nhất : Liên Xô và Trung Quốc. Có thể nhận thấy điều này khi xem các bài review trên imdb : những bài từ những năm 2000, do những người già hơn viết, phần lớn là khen. Những bài mới từ 2010 phần lớn là chê với những lý do mà tôi thấy là do không có khái niệm gì về thứ mà bộ phim muốn nói. Tôi nghĩ, để thực sự trưởng thành, người ta không thể không đọc Quần đảo ngục tù (The gulag Archipelago). Có lẽ trong lịch sử chưa từng có cuốn sách nào có sức nặng khủng khiếp như vậy, và số người có thể đọc từ đầu đến cuối là rất ít. Tôi cũng mới chỉ đọc được một phần của cuốn sách 3000 trang này. Phần tôi đã đọc cũng đủ để tôi thấy biết ơn khi không phải sinh ra vào thời đại đó, trong những đất nước đó. Một địa ngục mà con người phải đấu tranh liên tục, không ngừng nghỉ, không chỉ trong suốt cuộc đời, mà còn trong từng câu nói, trong từng biểu cảm, trong từng hơi thở, để giữ được nhân tính của mình.

Tarkovsky làm phim này vào năm 79, nghĩa là thời điểm mà cơn ác mộng đã gần đến hồi kết. Nhưng bài thơ này không phải của ông, mà là của bố ông, một nhà thơ. Hãy đi đến tận cùng của nỗi tuyệt vọng, để thấy nỗi tuyệt vọng không phải là một đóa hoa. Nó đẹp hơn một bông hoa, nó không phải đồ trang sức, và nó ôm trong mình cái ý chí không khuất phục của cả một đời người. Trong một thế giới mà mỗi cử động của con người đều bị trĩu xuống bởi hàng tấn xiềng xích vô hình, nghệ thuật vẫn tìm được con đường của nó. Những tảng băng trôi, những hình ảnh phản chiếu qua gương, những câu chuyện thần thoại. Khi mà nói thẳng, nói thật, thậm chí nói bóng gió đều dẫn đến tù đày hoặc bị giết, người nghệ sĩ không bỏ cuộc. Đó chính là lúc những tác phẩm vĩ đại ra đời.

Đọc lại Tolstoy

.

Đơn giản, bình thường nhất và khủng khiếp nhất.

.

Sau một thời gian dài (tính bằng năm) không mua quyển sách nào, và còn dài hơn nhiều nếu nói đến sách tiếng việt, từ hồi covid đến nay tôi phá lệ mua vài quyển. Chúng có đặc điểm chung là không đến nỗi dở, vì tôi đã lựa chọn trước khi mua rồi, đều là các tác phẩm có tiếng, tuy vậy không có quyển nào hay. Bên cạnh đó, trình độ trung bình trở xuống của người dịch, chất lượng giấy, bìa thấp đã làm nên trải nghiệm đọc tầm thường.

Sau đó tôi phát hiện ra rằng đọc lại là một cách đọc tốt, nhất là khi bản thân mình đã thay đổi nhiều từ lần đọc trước đó. Phần lớn sách của tôi rất già, trên dưới tuổi tôi, nên khi mở một quyển sách cũ ra, trong trường hợp này là quyển Tolxtoi – Truyện chọn lọc, tôi ngạc nhiên nhận thấy mùi thơm của nó không hề thay đổi sau 20 năm, cảm giác muốn đọc lại trỗi dậy. Sách xưa chất lượng tuyệt hảo từ trong ra ngoài, không một lỗi chính tả hay lỗi dịch, giấy sau 40 năm đã ngả vàng hơn một chút, nhưng chỉ một chút, không hoen ố tí nào. Phông chữ, cách dòng, căn lề theo kiểu sách Nga nhìn mát mắt. Gáy bìa không hề bong hay sứt mẻ. Cuốn sách đã già đi một cách hoàn hảo, giỏi hơn tôi nhiều.

Tôi chọn cuốn này để đọc một phần vì 3 truyện Sevastopol, miêu tả giai đoạn đầu, giữa, cuối của cuộc chiến Crimea giữa liên quân Pháp, Anh, Ottoman và đế chế Nga vào giữa thế kỷ 19. Tolstoy vừa là một sĩ quan, vừa là một nhà văn. Khi không đánh nhau, ông ngồi viết truyện, gửi về đăng bài nóng. Truyện cho thấy ông không chỉ là một thiên tài kể chuyện, ông còn là một đấng nam nhi dũng cảm. Chiến trường Sevastopol thời đó là một trong những trận đánh khốc liệt và tàn bạo bậc nhất thế kỷ. Trong vòng 1 năm, phía liên quân đã có 120 nghìn lính chết và bị thương, còn phía Nga là 100 nghìn. “Lên pháo đài” là một cụm từ đồng nghĩa với chết. Tolstoy đã chỉ huy 5 khẩu đội pháo vào tháng tám năm 1855, thời điểm cuối cùng và khốc liệt nhất của chiến dịch.

Qua truyện, và cả qua những hình ảnh trên mạng (thời đó đã có máy ảnh), qua các tranh vẽ, tôi có thể hình dung được công tước Tolstoy với thân hình to lớn, dáng lưng thẳng tắp và tính cách kiên nghị, ngồi ăn súp bắp cải thịt băm vào buổi sáng, khi mặt trời bắt đầu rọi sáng vụng biển phía nam, đầy những con tàu Nga đã bị quân Nga đánh đắm để cản đường tàu địch, ở xa là các hạm đội của liên quân, còn trên những dãy núi màu xanh thẳm, thỉnh thoảng lại có những làn khói bốc lên từ các khẩu pháo. Tôi cá rằng khung cảnh này giờ vẫn có thể thấy nếu đến Crimea, chỉ có điều những làn khói sẽ ở rất xa về phía bắc. Tolstoy miêu tả nhiều nhân vật với địa vị xã hội và tính cách khác nhau trong quân đội Nga, từ những sĩ quan tùy tùng cấp cao, các nhà quý tộc, những sĩ quan trẻ mới ra trường đến từ St. Petersburg và Moscow, những người tình nguyện, muốn chứng tỏ lòng dũng cảm, những kẻ cơ hội muốn kiếm tiền và địa vị từ cuộc chiến, những kẻ ngu ngơ không hiểu mình đang làm gì, những đám thượng lưu không từ bỏ thói ăn chơi dù chiến sự chỉ cách vài cây số, đến tầng lớp dưới, những sĩ quan cấp thấp chỉ muốn được rời khỏi chiến trường, những người tham chiến vì mưu sinh, những người phụ việc đủ loại để phục vụ cho một đạo quân khổng lồ, và phần lớn là những người lính bình thường, không dũng cảm, không hèn nhát, không tham vọng, không mưu đồ, không đặt câu hỏi đúng sai, không yêu nước mà cũng không than vãn. Họ ở trong cuộc chiến một cách tự nhiên như khi họ ở trong thời bình, tất cả những điều đang diễn ra nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Khi ngày nào cũng có những người xung quanh chết, thì cái chết của bản thân trở nên bình thường, điều thay đổi, nếu có, đấy là họ phần nào trở nên tự trọng hơn.

Chiến sự thế kỷ 19 đã khác hẳn so với thời trung cổ, khi mà các đạo quân dàn hàng ngang rồi xông vào nhau. Phương pháp tấn công và phòng thủ chính là dùng pháo kết hợp đào hào. Lính ở dưới hào dễ phòng thủ, tránh được mảnh đạn khi pháo nổ và dễ di chuyển. Vì thế kiểu chiến sự này thường kéo dài vì hai bên sẽ đào hệ thống giao thông hào chằng chịt quanh chiến tuyến, rồi nã pháo vào nhau rất lâu trước khi có đánh xáp lá cà. Trong một năm của chiến dịch Sevastopol, số lượng lính chết vì kiệt sức và bệnh tật chiếm đến một nửa thương vong, tức là cỡ 10 vạn tính cả hai bên. Ngay cả đối với những lính chết trực tiếp do đạn pháo, phần lớn cái chết đều đến bất ngờ. Một tiếng rít rồi tiếng nổ, ù tai, đất đổ rào rào, và không biết gì nữa. Không có sự chuẩn bị để từ giã cuộc đời, không có những giây phút cảm động như trong tưởng tượng. Đoạn cuối truyện Sevastopol tháng tám, chú sĩ quan trẻ Vladimia lần đầu tiên lên pháo đài đã shock nặng khi nhìn thấy lính đang lẳng các xác chết xuống khe đồi, vì nhiều xác quá chắn hết lối đi. Những con số thống kê vô cảm, và mỗi một mẩu nhỏ của chúng, trong thực tế, đều là một nỗi kinh hoàng.

Chiến dịch Sevastopol kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên quân. Một thời gian sau, Crimea lại trở về thuộc đế chế Nga. Câu hỏi không thể không đặt ra : vậy tất cả những cái chết đó có ý nghĩa gì ?

Một câu hỏi khác : liệu có sự khác biệt nào, giữa cuộc chiến này và cuộc chiến Nga – Ukraina hiện tại không ? Nó xảy ra ở gần đó, quân số gần như tương đương. Chỉ có vũ khí là khác. Lính chết vẫn như thế : bùm, và bạn chết, chẳng biết tại sao. Thậm chí kẻ tấn công giờ có nhiệm vụ đơn giản hơn : ấn một cái nút. Chiến tranh vẫn vô nghĩa như thế, và con người vẫn chết vô ích. Khi bạn tìm hiểu về lịch sử, bạn sẽ tìm được ý nghĩa bên trong cái vô nghĩa đó. Khi chính phủ Anh cấm vận chủ tịch clb bóng đá Chelsea Abramovich, tôi thấy nhiều comment của thanh niên vn kiểu : “Đại đế cho nó một quả nuke vào thẳng sân vận động cho nó đỡ ngu”. Và cả trong nhiều trường hợp khác. Không phải tôi chê vn, ít ra dân vn còn không biểu tình đòi lại công bằng cho Trump sau kỳ bầu cử 2020 như dân Tokyo. Vậy bạn có thể thấy, lỗi lầm của chúng ta, đó là chúng ta không bất tử. Tất cả mọi chuyện đều sẽ bị quên đi, tất cả sai lầm đều được lặp lại.

——–

Hay như vậy, bộ ba truyện vừa Sevastopol không phải là truyện ấn tượng nhất của cuốn sách này. Đó là truyện ngắn “Cái chết của Ivan Ilich”. Ngay từ đầu truyện, tác giả đã nói : “Câu chuyện về cuộc đời đã qua của Ivan Ilich là một câu chuyện đơn giản, bình thường nhất, và khủng khiếp nhất.” Ông không nói quá chút nào.

Nó khủng khiếp khi người đọc ở tuổi 20 một, thì khi người ta đã qua tuổi 40, nó đáng sợ gấp mười. Nó làm tôi liên tưởng đến một tác phẩm bậc thầy khác : “Hóa thân” của Kafka – một kiệt tác mà tôi nghĩ đã đạt đến mức phi thời đại. Nếu 1984 như một lời tiên tri, khắc họa được chi tiết tính dystopian của chủ nghĩa toàn trị, thì Hóa thân là một lời tiên tri khác, chưa ứng nghiệm, nhưng chỉ báo một cách chắc chắn rằng chủ nghĩa tư bản rồi sẽ suy tàn, bởi sự phi nhân tính nội tại của nó.

Cái chết của Ivan Ilich có ít tính huyền thoại hơn Hóa thân, nó gần gũi với độc giả bình thường hơn. Nó là câu chuyện tóm lược về Ivan Ilich, từ khi còn là một thanh niên sáng láng, có tiềm năng nhất trong gia đình 3 anh em, đến khi chết là một ủy viên cấp trung của bộ tư pháp. Khi chết, ông có tiền, kinh tế thuộc hạng trung lưu, gia đình từ ngoài nhìn vào có thể gọi là viên mãn. Vợ ông hay cằn nhằn, nhưng bà lo cho chồng, khi chồng chết bà đã đảm đương, cáng đáng mọi sự, tổ chức đám tang đoàng hoàng. Con gái ông xinh đẹp, biết lề thói thượng lưu, đã có mối tốt. Con trai ông là cậu bé ngoan. Theo tiêu chuẩn của xã hội Nga thời bấy giờ, và theo tiêu chuẩn việt nam thời bây giờ, cuộc sống của ông không có gì phải hối tiếc.

Nhưng, tất nhiên, không có một thứ gì trong cuộc đời đằng đẵng, có thể khiến Ivan Ilich, đau đớn đến quằn quại trên giường bệnh, cô đơn và cay đắng, cảm thấy đỡ hối tiếc.

Hãy nói về bà vợ. Khi còn trẻ, Ivan Ilich là một thanh niên thông minh, có quan lộ rộng mở, vì thế ông đã gặp nhiều cô gái tốt. Ông đã chọn cô gái tốt nhất trong số đó để làm vợ, một phần vì nếu ổn định gia đình sẽ dễ thăng tiến hơn. Vợ ông xinh đẹp và nói chuyện tinh tế, hợp với ông. Thế nhưng hồi ức đẹp về vợ của ông ngắn ngủn. Rất nhanh, sau khi lấy nhau, con người đó biến mất một cách tài tình. Ông không thể nói chuyện với vợ nữa, và thường xuyên cãi vã. Những trận cãi vã chỉ lắng dịu nếu ông thăng tiến. Sau đó ông chọn cách xa lánh, dành nhiều thời gian cho công việc hơn, tối thì đi đánh bài, tối thiểu hóa thời gian nhìn thấy mặt vợ. Tình yêu ông dành cho vợ, không hiểu bằng cách nào, đã tan đi như bong bóng xà phòng. Cái còn lại chỉ là sự chán ngán. Sự chán ngán đơm hoa kết trái, và trở thành sự căm ghét. Nó cứ lớn dần lên mãi, gần như là một sự kinh tởm, không thể chịu nổi. Vào những ngày cuối của mình, ông thường nằm liệt giường, đau đớn cùng cực những khi không có morphin, ông luôn ước ao có một người bên cạnh để thấy đỡ cô độc. Ông đói khát tình người, nhưng vợ ông vào thăm ông là ông phải tính cách đuổi đi. Ông không còn ảo tưởng gì về tính người của bà. Thật ra điều này không khó, vì bà chỉ vào thăm chồng khi có người nhìn thấy. Tolstoy đã miêu tả đám tang của ông trước tiên, và trong đó người đọc đã thấy được bà quả phụ chu toàn và khéo léo, đã tìm hiểu được hết các cách tối đa hóa số tiền có thể lấy được từ cơ quan của ông.

Có những đoạn đắt giá, như đoạn vợ ông và con gái vào thăm ông trước khi đi xem hát opera, cả hai bùi ngùi, cầm tay cầm chân nói tiếc ông không thể đi cùng, khiến tôi không thể không “wow”, vì tính phi thời đại của nó. Cũng giống như Kafka, Tolstoy đã miêu tả những biến chuyển tâm lý và hành xử của gia đình kẻ mất đi sức lao động một cách chậm rãi, hợp lý và tinh tế. Mọi sự thay đổi, mọi câu nói, thái độ đều hợp tình hợp lý, ai ở trong hoàn cảnh đó cũng cư xử như thế cả, làm thế nào mà khác được ? Hãy tưởng tượng bạn rơi vào trong câu chuyện, bạn nói những ý nghĩ của mình về gia đình của Ivan với một người khác, người này đặc biệt là có thể không nhất thiết phải ở thời đại đó, mà có thể là người thân của bạn, hoặc thậm chí là vợ/chồng bạn, bạn có chắc họ sẽ suy nghĩ giống bạn không ? Nhiều khả năng họ đồng ý với bạn, nhưng nếu bạn là Ivan, liệu họ có cư xử khác với bà vợ ? Và bạn có chắc rằng chính bạn sẽ cư xử khác với bà vợ, khi vợ/chồng bạn đã mất sức lao động, nhăn nhó nằm một xó, cơ thể đầy mùi, đái ỉa phải có người giúp, và quan trọng nhất, là chả còn ích lợi gì nữa ? Cả Tolstoy và Kafka, với cặp mắt đầy trắc ẩn của mình, đã nhìn thấy được tính tự nhiên của việc “kinh tởm hóa” “đối tượng” : nếu anh/cô ấy đã hóa thành một con gián, mà chắc gì cái con gián ấy đã là anh/cô ấy, ồ chắc chắn là phải thế, cái con gián ấy không thể là người mình gắn bó bấy lâu nay, mình là một người vợ/chồng tận tụy như thế, đầy người có thể làm chứng, không có ai dám nói khác, thượng đế không thể trừng phạt mình như vậy, nó không phải là anh/cô ấy, tất nhiên là như vậy… Và sau đó giam nó vào một phòng kín cho nó chết chẳng còn là một việc khó khăn.

Cái chết của Ivan Ilich có phần nhẹ nhàng hơn so với nhân vật chính Gregor của Hóa thân, với sự có mặt của hai nhân vật không/chưa bị đồng tiền làm cho mục ruỗng tâm hồn, đấy là anh nông dân người hầu hàng ngày vào lau rửa và đổ bô cho Ivan một cách vui vẻ, ở lại nói chuyện với ông cả đêm không hề thấy phiền hà. Và đấy là cậu bé con trai ông, tuy không biết cách nói chuyện với bố nhưng qua cặp mắt sưng đỏ buổi sáng, Ivan biết con ông thương ông, và ý nghĩ đó an ủi ông nhiều.

Cái chết của Ivan Ilich, đồng thời, có phần nặng nề hơn, bởi chính Ivan Ilich. Ông không phải là một người tốt đẹp gì. Dù có khởi đầu thuận lợi hơn nhiều người, ông đã sống một cuộc sống vô nghĩa, theo đuổi những giá trị nông cạn của xã hội, luôn đứng ở giữa đám đông. Ông chết vì một vết thương nhỏ do ngã khi treo rèm mới, bởi vì tất cả giới thượng lưu đều có rèm đẹp. Ông chỉ nhận ra sự ngu xuẩn thảm hại của mình vào những ngày cuối cùng.

Đây là một câu chuyện kinh hoàng, không chỉ vì sự phi nhân, mà còn vì sự phi nhân tính đó hiển hiện ở khắp nơi, ở xung quanh ta, ở bố mẹ ta, ở vợ/chồng ta, ở con cái của ta. Nó là một đặc tính tự nhiên của chủ nghĩa tư bản, cũng như chiến tranh là một đặc tính tự nhiên của xã hội loài người.

Reflect on judgmental

.

judgmental : xu hướng định hình ý kiến, nhận xét về một ai đó hoặc một thứ gì đó quá nhanh, đặc biệt là trong việc phê bình hoặc phán xét – Cambridge Dictionary

.

Ý nghĩ này đến với tôi sau khi đọc xong Beauty and Sadness (Đẹp và buồn) của Kawabata. Một trong những cảm giác ngọt ngào mà tôi có được từ văn học, đấy là hồi cấp 3, được học một đoạn trích tiếng việt từ truyện dài Cố đô (Koto), cũng của Kawabata. Một thứ văn trong vắt, mềm mại như chảy ra từ những con suối tinh khiết nhất của tâm hồn con người. Sau này tôi đã đọc hết Koto, nhưng là tiếng anh. Từ lâu tôi vẫn muốn đọc Kawabata bằng tiếng việt, bởi tôi nghĩ có lẽ văn ông hợp với tiếng việt hơn là tiếng anh. Vì thế lần này tôi đã đọc Beauty and Sadness bằng cả tiếng anh lẫn tiếng việt trong tháng cuối của đợt dịch Covid năm nay. Tôi vốn luôn thích những tác phẩm nghệ thuật đẹp, và buồn, tôi chờ đợi một bài ca của ngôn từ, những rung động sâu lắng.

Một thứ không ngờ tới đã diễn ra. Beauty and sadness không đẹp, mà cũng không buồn. Nó đơn giản, đồi trụy, có phần hơi rẻ tiền. Một sự ngạc nhiên, bởi Kawabata chưa bao giờ làm tôi thất vọng.

Hồi xưa, tôi mua bản tiếng anh Midnight’s Children của Salman Rushdie. Ông là một nhà văn nổi tiếng, phong cách hiện thực huyền ảo của ông khá gần với Garcia Marquez, lại pha thêm một chút nghìn lẻ một đêm. Mấy chương đầu truyện quả thực cuốn tôi vào trong một thế giới ấn độ mới lạ rất riêng. Tôi nghĩ đây sẽ là một trải nghiệm đọc tuyệt vời. Nhưng vì một số lý do mà tôi dừng ở đó, sau này mới đọc tiếp. Khác hẳn với sự chờ đợi của tôi, giọng văn của Rushdie, tôi cảm thấy khó vào. Đôi khi tôi thấy ông như một bà lắm mồm ở chợ phiên cùng với một đống hàng hóa màu mè bày hổ lốn trên mặt đất đầy bụi bặm, có thể exotic với độc giả phương tây đấy, còn tôi thì đã nhanh chóng ngán đến tận cổ.

Gần đây tôi ý thức được rõ hơn thói judgmental của mình, và trở nên bớt cực đoan. Tôi từng nói tiến sĩ Ramani là một trong số ít ỏi những người mà tôi yêu thích, và bây giờ vẫn vậy. Nhưng tôi không (và sẽ không) còn ngạc nhiên khi thấy những sai lầm trong lập luận của bà, hay tự hỏi vì sao một người chống narcissism mạnh mẽ như bà lại phải đẻ sòn sòn nhiều clip đến như vậy. Tôi không thấy thất vọng khi xem The last duel, không cảm thấy bị phản bội khi hai diễn viên tôi yêu thích là Adam Driver và Matt Damon cũng không thoát khỏi guồng quay của một trong những thứ khiến tôi kinh tởm nhất trong vài năm qua : nữ quyền Hollywood. Cách đây mười năm, tôi, một kẻ yêu điện ảnh, chẳng bao giờ tin rằng có ngày tôi nghĩ sẽ đến lúc mình không muốn xem phim Hollywood nữa.

Trước đây, gần với thời gian hai lần bầu cử tổng thống mỹ năm 2016 và 2020, tôi đã đọc tương đối về phe cánh hữu của Mỹ. Tôi đọc về Trump và những người ủng hộ Trump và Brexit. Tôi cười sằng sặc khi xem Who is america ? của Sacha Cohen. Tôi đưa ra những nhận định về nước Mỹ và những vấn đề của nó. Cho đến nay tôi vẫn giữ quan điểm của mình. Nhưng đấy là quan điểm về cánh hữu, về tầng lớp cổ cồn xanh, ở ngoại ô và dân trí thấp. Giờ, chỉ sau một khoảng thời gian bỏ đi định kiến của mình, thoát ra khỏi bong bóng và đọc nhiều, tôi nhận ra rằng mình (và có lẽ rất nhiều người khác) đã quá lỗi thời trong việc nhìn nhận phần còn lại, tức là cánh tả, cổ cồn trắng, ở thành phố, và “dân trí cao” của nước Mỹ nói riêng và phương tây nói chung. Sau khi nhìn thấy Brexit, Trump, post truth, fake news, bạo loạn đồi Capitol, tôi đã mặc nhiên nghĩ rằng cái đối nghịch với sự ngu xuẩn nguyên thủy thú tính này chắc chắn là sự lựa chọn tốt hơn, và đó sẽ là điều tốt hơn cho nước Mỹ và thế giới. Đây là một sự judgmental phổ biến, vì trong khoảng 50 năm gần đây Mỹ vẫn là nước có sức mạnh mềm lớn nhất. Trong quá khứ, nó là một sự không thể ngờ, không thể tin được, nhưng giờ thì tôi đã hiểu ở Mỹ, đối nghịch với sự ngu xuẩn nguyên thủy, cái raw stupidity, chỉ là một sự ngu xuẩn khác, có thể gọi là pretentious stupidity, cũng đáng kinh tởm không kém. Cánh tả, tầng lớp tinh hoa, những người tự xưng là liberal đã khởi xướng và theo đuổi một phong trào có thể đặt tên là Cách mạng văn hóa 2.0 phiên bản Mỹ. Mặc dù hoàn cảnh khác xa Cách mạng văn hóa phiên bản tàu khựa, cả hai có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc – những thủ pháp đặc trưng của chủ nghĩa toàn trị : gán nhãn mác, sỉ nhục công khai, đấu tố, xét lại, đày ải, phân biệt đối xử theo nhóm nhân dạng, tước đoạt quyền được có bản sắc, tiếng nói cá nhân, tuyên truyền nhồi sọ, đặc biệt chú trọng nhồi sọ học sinh, sinh viên, và tất nhiên là có một sự khinh bỉ công khai tràn lan với logic và common senses, hệt như trong tất cả các tác phẩm nổi tiếng về dystopia. Nước Mỹ giờ không còn cánh hữu và cánh tả, mà chỉ có far right và far left, cực đoan hai phía. Nó không chỉ phân cực về chính trị và truyền thông, hai bờ và vùng giữa căm ghét lẫn nhau, nó còn phân cực một cách gần như mất trí về giới và màu da, trên nền sự phân cực giàu nghèo truyền thống. Hơn thế, Mỹ đã xuất khẩu sự điên loạn này sang hầu hết các nước thân Mỹ, đặc biệt là Anh. Nước Mỹ hiện tại là một khối ung thư khổng lồ, và không thể biết trước khi chết nó sẽ ác hóa theo kiểu gì. Trước đây, tôi không bao giờ nghĩ mình có thể sống ở Trung Quốc, và không bao giờ để con mình sống ở đó, nhưng bây giờ tôi cũng nghĩ y như vậy về Mỹ, ít ra là trong thập kỷ sắp tới.

Tôi nhớ đợt trước, tôi có xem một clip của một nữ youtuber người Nga chuyên phỏng vấn dân ở Moscow về các vấn đề xã hội. Đi dọc bờ một con sông ở trung tâm thành phố, cô ấy hỏi các cô gái Nga nghĩ gì về phong trào feminism tây phương, và các cô có nghĩ mình là một feminist theo nghĩa đó không ? Hầu hết các cô đều nói không, phụ nữ và đàn ông bình đẳng nhưng không đồng nhất (equal but not identical), và đều tỏ ra không hứng thú gì với hình ảnh người phụ nữ cực đoan mà phương tây vẽ ra. Cô youtuber cũng hỏi tương tự với vài chàng trai, họ nói họ nghĩ có lẽ bất cứ ai ở đây đều đồng ý rằng nam nữ bình đẳng, nhưng sẽ rất ít người tự cho mình là feminist, bởi từ lâu ý nghĩa của từ này đã bị phương tây tha hóa thành senseless men-hating. Tôi nghĩ thật buồn cười là trong một đất nước độc tài, nghèo và ngày càng hung hăng như Nga, dân cư lại còn giữ được nhiều common sense hơn phần lớn các nước phương tây.

Vậy đâu là miền đất hứa cho các con tôi ? – tôi tự hỏi. Có lẽ không có miền đất hứa, chỉ có thể dựa vào giáo dục gia đình.

All about longing

.

.

“Khi trời gần sáng, bị bủa vây bởi những nỗi nhớ nhung đau đớn về Ruya, Galip đứng dậy khỏi bàn làm việc và nhìn xuống những con phố tối đen của Istanbul. Ngập trong những ký ức buồn thương về Ruya, tôi rời khỏi chiếc bàn và ngó xuống những con đường Istanbul đầy bóng tối. Cùng với nhau, chúng tôi nghĩ về Ruya và ngắm những phố phường huyền hoặc ở Istanbul; cùng với nhau, chúng tôi đi ngủ để nổi trôi giữa những cơn mơ và sự thức tỉnh, và bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những dấu vết của Ruya trên chiếc chăn mỏng kẻ ô xanh, chúng tôi lại trở về với nỗi đau khổ, lại bị sự bất ngờ kéo về với cuộc đời. Bởi chẳng có gì bất ngờ như cuộc sống. Chỉ trừ sự viết. Chỉ trừ sự viết. Phải, tất nhiên rồi, chỉ trừ sự viết, niềm an ủi duy nhất.”

1985-1989

.

Đây là post thứ tư của tôi về The black book. Đây có lẽ là một kỷ lục, vì đứng thứ hai là The stranger với hai post. Đây cũng là cuốn sách tôi đọc chậm nhất. Sau khi đọc xong, khi những dư âm của quyển sách vẫn còn xáo động mạnh mẽ, chưa lắng xuống, tôi thử đọc những review của những người khác về nó. Ban đầu tôi hơi ngạc nhiên khi thấy rating không cao như tôi nghĩ, Nhưng rốt cuộc thì tôi chưa bao giờ quan tâm đến đánh giá của đám đông. Ở Thổ nhĩ kỳ, Theblack book được yêu mến và nhớ đến như sự khởi đầu hứa hẹn của một tác giả bậc thầy với văn phong không thể nhầm lẫn. Ở ngoài biên giới, nó không được đánh giá cao bằng. Người ta nói Orhan Pamuk đạt đến độ chín với Tuyết và Tên tôi là Đỏ ; đối với tôi, Cuốn sách đen lại đáng nhớ và hay hơn.

Tại sao vậy ? Tôi tự hỏi. Một trong những lý do khiến người ta chê The black book là sự mông lung, không xuyên suốt của nó. Khó có thể chỉ đích danh cái nó muốn nói đến nhất. Cuối cùng thì nó tập trung vào cái gì ? Nó là một vụ thất tình, về sự phản bội, một tiểu thuyết trinh thám, một cuốn sách về lịch sử Istanbul và đế chế Ottoman, hay là công cuộc tìm về cội rễ của những người Turk ?  Có người nói : “This book is about longing” – Đây là một quyển sách về nỗi khát khao.

“Lúc ban đầu, nó chỉ là một nỗi khát khao.” Tôi nhớ lại câu này. Tất cả, tất cả mọi thứ, phải chăng đều khởi đầu bằng một nỗi khát khao ?

Có lẽ một số người không thích quyển sách này bởi họ đã quen với cách kể chuyện của phương tây, với những câu chuyện có xương sống rõ ràng, có khởi đầu và kết thúc. Orhan Pamuk không phải là một người kể chuyện kiểu như vậy. Ông viết truyện mà như dệt thảm, hàng ngàn sợi tơ chuyện được đan xen vào nhau, cầu kỳ và tinh tế, từng sợi đều lóng lánh đầy màu sác. Cái huy hoàng của nó làm ta choáng ngợp, còn sự mềm mại của nó ru ngủ ta. Mặt trời mọc và lặn trong từng chương, và ẩn trong đó như có một tiếng nói, nó muốn ta dừng lại, muốn ta hiểu rằng ta đang trở thành một người khác, không cần phải cố gắng nhiều, không cần phải đau khổ như vậy, đây chỉ là một giấc mơ.

Ta đang trở thành một người khác, và rồi người này sẽ đi vào giấc ngủ.

Chính vì thế, đọc Orhan Pamuk nhanh là một việc bất khả. Tuyết có lẽ là cuốn dễ đọc nhất, còn Tên tôi là Đỏ nổi tiếng là làm những người đọc thiếu kiên nhẫn nản lòng. Nhưng cả hai quyển này, và cả Pháo đài trắng, quyển mà tôi cực thích, đều không có nỗi khát khao của Cuốn sách đen.

Không phải tự nhiên mà khi gấp sách lại, tôi lại nhớ đến Hoàng tử bé. Le petit prince chính xác là một quyển sách về nỗi khát khao. Hoàng tử bé xíu, trong trắng và chân thành, đã làm rung động con tim của hàng vạn người trên thế giới. Câu chuyện về hoàng tử như một tiếng gọi từ quá khứ, ẩn trong tâm hồn mỗi người đọc, khơi dậy trong họ nỗi khát khao được nhìn ngắm thế giới này một lần nữa, với sự ngây thơ và một trái tim trinh trắng.

Sau đó, tôi tiếp tục nhớ lại những suy nghĩ của mình về tác giả của Hoàng tử bé. Những ý nghĩ này đến với tôi cách đây tầm 10 năm, khi tôi khoảng 30 tuổi. Tôi nghĩ về ông và thấy rằng tuy Hoàng tử bé là một câu chuyện tuyệt vời, nó là một truyện cho thiếu nhi. Nhưng có vẻ tác giả không chỉ viết cho thiếu nhi, và điều đó làm tôi thấy gợn. Tôi thử nghĩ về những người lớn mà vẫn có những suy nghĩ như hoàng tử bé, và tôi thấy họ có phần đáng thương. Sự ngây thơ có trước cái tốt và cái xấu, trách nhiệm và ý nghĩa.

Vậy nếu đến một thời điểm nào đó, câu chuyện của hoàng tử bé mất đi ánh hào quang của nó, nối khát khao của hoàng tử bé như một cánh cửa đã khép lại, điều gì sẽ xảy ra ? Nói như Cao Hành Kiện : “Khi đó ta mới hỏi thượng đế rằng : với một người như tôi đây, liệu còn có gì để tìm không ạ ?” Liệu câu trả lời có phải là “Khi anh qua tuổi bốn mươi, anh sẽ bước vào sa mạc, và rồi anh sẽ nhận ra rằng không còn gì ngoài sa mạc” – như lời một nhân vật của Murakami. Hay chúng ta sẽ trở thành những người trung niên từng trải và khô kiệt đến mức trả tiền để được thái hành cùng nhau, với hy vọng rằng những giọt nước sẽ nhỏ ra từ mắt, như Guenther Grass đã viết ?

Không, những suy nghĩ đáng yêu trẻ con của hoàng tử bé có thể trở nên vô nghĩa, nhưng nỗi khát khao vẫn còn nguyên. Tôi nhớ lại Ayti – người bơi ra biển, một nhân vật trong một truyện ngắn của Anatoly Kim. Anh có một cuộc sống bình thường, có công việc, có cô vợ xinh đẹp với giọng hát rung động lòng người, và mới có một đứa con. Nhưng rồi có gì đó cứ lớn dần lên trong anh. Nếu anh gặp tôi, tôi sẽ nói cho anh biết : “tất cả luôn bắt đầu bởi một nỗi khát khao”. Dù anh không hiểu nỗi khát khao đó là cái gì, nó cứ lớn mạnh không ngừng, và rồi một hôm, anh hiểu rằng mình cần bơi ra biển. Anh đuổi theo nỗi khát khao, và thấy mình trở thành người bơi giữa đại dương – nỗi khát khao ấy đã mạnh hơn cái chết.

Trong một thời gian dài, tôi đã không còn cảm thấy nó. Tôi đã đi tìm và tìm thấy một thứ gần như là siêu năng lực, khi có nó ở trong, con người nhận ra rằng anh ta đã cởi bỏ được cả những xiềng xích cổ xưa nhất – hy vọng và ước muốn. Tôi không còn đọc sách nhiều, tôi nghĩ mình đã đọc đủ nhiều, đã biết những thứ cần biết. Tôi thấy hơi buồn cười là trong The black book cũng có một câu chuyện về một hoàng tử – tạm gọi là hoàng tử lớn.

Hoàng tử lớn ý thức rõ rệt về số phận của mình : một ứng cử viên cho ngôi vị hoàng đế với quyền lực tối cao và trách nhiệm trùng hưng đế chế Ottoman rộng lớn. Cần lưu ý rằng không chỉ có một hoàng tử, mà có đến vài chục. Kết cục của những hoàng tử không trở thành hoàng đế thường là bị thắt cổ ngay sau khi anh mình lên ngôi, trong đó có cả những hoàng tử mới có vài ngày tuổi. Vì thế có một số hoàng tử chọn cách phát điên, nếu điên sẽ thoát được vai trò ứng viên cho ngôi vị. Hoàng tử lớn sống đến ba mươi tuổi, sau khi đã nếm trải đủ mùi đời, chàng suy nghĩ nghiêm túc về việc có nên phát điên. Chàng nhận thấy rằng không có sự lựa chọn, vì sự chờ đợi làm tất cả anh em chàng đều phát điên, dù muốn hay không. Cách duy nhất để không phát điên, và đồng thời chuẩn bị cho chàng trở thành một hoàng đế tốt, là làm một công việc, công việc quan trọng nhất trong cuộc đời : hãy là chính mình. Trong ba mươi sáu năm còn lại của cuộc đời mình, chàng đã làm việc không ngừng nghỉ với sự hy sinh và quyết tâm của một vị thánh, một nhà tu khổ hạnh. Câu chuyện về hành trình tìm về chính mình của hoàng tử lớn đầy rẫy những chi tiết cực đoan đến siêu thực, để chặt đứt mọi ảnh hưởng của thế giới lên bản thể, chàng chỉ ngủ cùng một người vợ nhạt nhẽo và tầm thường nhất trong số phi tần, bởi cô sẽ chẳng bao giờ khơi dậy tình yêu, chàng đốt tất cả sách vở của mình, để không ai đặt vào đầu mình những suy nghĩ ngoại lai, chàng đi xa đến mức sống trong im lặng và chỉ ăn những thứ không có mùi vị. Vào những năm tháng cuối cùng, chàng không nhìn gì cả, chỉ ngắm tuyết rơi. Khi chết, có lẽ chàng đã gần được là chính mình. Điều đó không có ý nghĩa gì. Một người anh của chàng trở thành hoàng đế, và không lâu sau đó đế chế suy tàn.

Vấn đề ở chỗ, câu chuyện quan trọng này của Cuốn sách đen không có tác động gì tới tôi. Tôi vừa đọc vừa thấy Hoàng tử lớn thật ngu dốt và đáng thương. Tôi không rõ Orhan Pamuk có ý này không, một mặt ông đã nói rõ từ trước về tính bất định của bản thể. Bản thể của một con người chỉ là tổng hợp của tất cả các kinh nghiệm anh ta đã tích lũy trong thời gian sống. Anh ta tích lũy nó trong những khoảng thời gian dài, và cả trong những khoảng thời gian ngắn. Mọi sự vật hiện tượng tác động lên các giác quan và lên trí tưởng tượng của anh ta đều thay đổi bản thể đó, ngay cả những điều nhỏ nhặt như uống một cốc nước hay nhìn thấy một chiếc lá rơi. Cá nhân sử dụng kinh nghiệm của bản thân, tác động trở lại vào thế giới. Khi quan sát các hậu quả của tác động đó, anh ta ý thức được cái tôi của mình, anh ta bồi đắp nên cái self – bản thể của anh ta. Vì thế “hãy là chính mình” hoặc “không thể là gì khác ngoài chính mình” là một câu nói ngu ngốc thường được nói bởi những kẻ không có bản thể, những kẻ khôn vặt, những kẻ tìm cách hợp thức hóa sự sa ngã của mình, những kẻ đang rình rập chối bỏ lương tâm. Bởi các hành động và lựa chọn của anh sẽ tạo nên bản thể của anh, chứ không phải là ngược lại. Mặt khác ông lại nhấn mạnh nhiều lần rằng “một dân tộc không phải là chính mình chắc chắn sẽ suy vong”, và “không có ai ở trong một đất nước phủ đầy xiềng xích như thế này có thể là chính mình”. Cuối cùng thì đây cũng là một sự mơ hồ nhị nguyên, như nhiều thứ khác trong văn Pamuk.

Tôi kể thế là để nói The black book không phải là một cuốn sách hoàn hảo. Có những chương tôi thấy vô nghĩa với một độc giả việt nam và có những chương tôi vừa đọc vừa muốn bỏ qua. Nhưng lại có những chương in sâu vào ký ức, có những đoạn thoại dài không tưởng, dài hơn cả những câu gió của Garcia Marquez, nơi mà niềm đam mê, tình yêu và nỗi khát khao của người nói trào ra như thác đổ không gì có thể cản nổi, khiến tôi mệt rũ và kinh ngạc, dù chỉ là một kẻ thứ ba dự khán. Có những chương huyền ảo như những đêm đầy sương, trong đó có những người kể những câu chuyện gần như cổ tích, thế nhưng vẫn phải đọc lại nhiều lần, bởi chúng không có hậu, tuyệt đẹp và cô đơn. Lại có những đoạn khởi đầu một cách bình thường không nguy hiểm, thế rồi đột nhiên xuất hiện vài câu khiến tôi muốn khóc. Tôi ? Công bằng mà nói, điều này có chút riêng tư, và có thể chúng sẽ không gợi lên trong những người khác bất cứ cảm xúc gì. Nhưng dù sao với tôi, ở thời điểm này, đây là một thành tựu mà chưa có nhà văn lớn nào làm được.

Nếu Le petit prince gợi lên nỗi khao khát quay lại tuổi thơ trong tâm hồn những người trẻ tuổi thì The black book còn làm được điều phi thường hơn : nó gợi lên nỗi khát khao được sống, được hiểu ngay trong những năm tháng khô hạn này, trong tâm hồn những kẻ trung niên. Và không chỉ sống, mà còn giữ được tình yêu ở trong tim, dù biết rõ tình yêu sẽ không bao giờ đến với mình một lần nữa. Viết đến đây tôi mới thấy thiếu cụm từ “như tôi” – trong tâm hồn những kẻ trung niên như tôi. Và số đó thì chả nhiều nhặn gì. Như thế thì có sao ? Sức an ủi đến từ tác phẩm này không hề thay đổi. Orhan Pamuk đã làm được một, và không chỉ một điều kỳ diệu.

.

Heaven, and another heaven

.

As he read all this, Galip became more and more certain of two things : the golden age of Hurufism had taken place in Istanbul, and his own golden age with Ruya was gone, never to return

.

.

Khi tôi còn trẻ, tôi miêu tả thiên đường như thế này :

“…Đối với tôi đấy những thảo nguyên vô tận, dưới chân là màu vàng đất, trên đầu là màu xanh da trời, cả thế gian kẹp giữa. Những miền đất giống như thế thường đều ở độ cao trên 3000 mét trên mực nước biển. Nơi đại bàng có đầu và cánh trắng, thiên thần mặc áo bông bay lượn giữa các rặng núi cũng màu trắng. Hồ ở đó lớn và trong, tĩnh lặng như cái chết, tạo ra vô số bầu trời đảo ngược. Thiên thần không biết mình đang rơi hay đang bay lên. Họ không bay ngang nhiều, vì biết rằng thảo nguyên là vô tận. Thỉnh thoảng cũng có người lạc vào đấy, phần đông sẽ được một thiên thần thượng đẳng ban phép, mọc cánh, vươn lên sự vĩnh hằng. Một số khác không chịu bay, sẽ khô rữa trên thảo nguyên vì sự cô độc. Không khí trong suốt và thiếu dưỡng khí, người thường chịu thế nào được. Những thiên thần mới đôi khi cũng ngất đi trong không trung, rơi xuyên qua các đám mây trắng, đâm xuống mặt nước hồ chỉ để thấy mình đang rơi tiếp nhưng theo chiều ngược lại. Ở đây không có chỗ tận cùng, một nụ cười có thể làm trong không khí đột nhiên xuất hiện một thiên thần nữ, thêm một đường tròn khoa lên bằng ngón tay trỏ để tạo vòng hoa cho nàng. Nơi đây không có đường lượn tuân thủ những quỹ đạo vật chất, nơi không gian và thời gian chỉ là một sự rung động nhỏ của sợi dây thứ mười hai, nơi bạn không tán tỉnh thiên thần nữ của mình, đương nhiên nàng yêu bạn rồi, giấc ngủ không bao giờ dứt, sự thức tỉnh là vĩnh hằng, nếu bạn tỉnh dậy sẽ thấy mình đang mơ, mỉm cười thấy mình đang rơi trong một giấc mộng không thượng đế nào có thể đánh thức …”

Thiên đường này có lẽ được xây dựng nên bởi hàng nghìn giấc mơ bay, những cái nâng lên và hạ xuống, bồng bềnh, những đường lượn vô tận. Thế mà những điều đó rồi cũng qua. Có những khoảng thời gian dài, tôi không có giấc mơ bay nào. Nghĩ lại thì chúng là bằng chứng rõ rệt tuyệt vời – không, không phải cho hy vọng – hy vọng đã qua từ lâu, có lẽ đã hơn mười năm, và sau đó là nhận thức sáng rõ về sự vô nghĩa của nó – mà là sự chuyển đổi. Như Aurelius đã nói, mọi sự vật trên thế gian đều thay đổi, nó tồn tại để làm việc đó và qua sự thay đổi, sự vật mới được sinh ra. Thật đáng ngạc nhiên, nhưng so với thời đó, nhịp thở của tôi đã khá hơn, và chỉ thỉnh thoảng, trong một ngày giông bão như mấy hôm trước, tôi mới lại có dịp ghé thăm những giấc mơ bay lạnh, đầy gió và dài như một tiểu thuyết…

Tôi tự hỏi thiên đường của những người khác là như thế nào, có đẹp như thiên đường này không.

“…Trong thời kỳ vàng son trong bài thơ đó, hành động và ý nghĩa là một và chỉ một. Thiên đường ở ngay trên mặt đất này, và những thứ chúng ta cất trong nhà là một với những giấc mơ. Đó là những ngày tháng hạnh phúc, thật sự hạnh phúc khi tất cả những thứ chúng ta giữ trong đôi bàn tay – những dụng cụ, những cái cốc, những con dao găm, những cây bút – chúng chỉ là phần nối dài của linh hồn chúng ta. Một nhà thơ có thể nói “cây” và tất cả những người nghe thấy có thể mường tượng ra chính cái cây đó, một cách hoàn hảo – có thể thấy cái từ và cái cây mà âm thanh đó biểu hiện, thấy khu vườn mà cái cây đó ở trong, và thấy cuộc sống mà khu vườn đó gợi lên – họ làm điều đó mà không lãng phí chút thời gian nào để đếm những chiếc lá và cành. Bởi vì ngôn từ quá gần gũi với những thứ mà chúng miêu tả, trong những buổi sáng khi sương mù tràn xuống từ những ngọn núi, đổ vào những khu làng bỏ hoang bên dưới, thơ ca đã trộn lẫn với cuộc sống và ngôn từ đã trộn lẫn với những điều chúng biểu thị. Không ai thức dậy trong những buổi sáng đầy sương đó có thể phân biệt được giữa hiện thực và những giấc mơ, hoặc giữa thi ca và cuộc đời, giữa những cái tên và những con người. Không bao giờ có ai hỏi liệu câu chuyện này có phải là thật, bởi các câu chuyện cũng thật như những cảnh đời mà chúng miêu tả. Họ sống những giấc mơ của họ, và họ giải nghĩa cuộc đời mình. Đó là những ngày mà những khuôn mặt, cũng như mọi thứ khác trên mặt đất này, đầy tràn ý nghĩa đến nỗi cả những kẻ mù chữ – thậm chí cả kẻ không thể phân biệt chữ alpha với một lát hoa quả, chữ a với một cái mũ, hoặc chữ l với một cái gậy – cả hắn cũng đọc được những gương mặt đó, một cách dễ dàng…”

Some memories on Tuesday

.

.

Một buổi chiều thứ ba, mưa rơi nặng hạt ngoài cửa sổ làm tôi bất giác lắng nghe. Mưa vẫn như cũ. Tôi tìm lại tuyển tập Marquez và đọc. Mưa trong truyện cũng không thay đổi. Vẫn đẹp như hai mươi năm trước, vẻ đẹp không thể nhầm lẫn.

.

“…Vào buổi chiều ngày thứ ba, nước nhức nhối và đau đớn ở trong tim. Cơn mát mẻ dễ chịu của buổi sáng đầu tiên giờ đây biến thành một không khí ẩm thấp vừa nóng vừa đặc sền sệt. Khí hậu không ra nóng cũng chẳng ra lạnh, nó là thứ khí hậu sốt rét. Chân đổ mồ hôi ngay trong giày. Không biết cái gì khó chịu hơn nếu thân thể để trần hay ngộp trong xống áo. Trong nhà mọi hoạt động đều đình chỉ. Chúng mình ngồi ở ngoài hiên nhưng không ngắm mưa như ngày đầu tiên. Giờ đây chúng mình không cảm thấy mưa rơi, mà chỉ thấy khung cảnh cây cối chìm đi trong sương mờ của một buổi chiều buồn và cô quạnh vốn để lại trên hai làn môi chính cái dư vị mà người ta thức dậy sau cơn mơ với một người xa lạ. Mình biết rằng đó là ngày thứ ba và mình nhớ những bé gái giống nhau của Thánh Heromino, những bé gái mù lòa mà tuần nào cũng đến nhà để trình diễn cho chúng mình nghe những bài ca ngây thơ và buồn rầu do cái phi phàm của giọng hát các em đem lại. Mình nghe rõ bài ca của các em gái mù nổi trên cơn mưa và mình tưởng tượng ra các em đang quỳ ở nhà mình đợi cho trời tạnh mưa để đi hát. Ngày hôm ấy các bé gái của Thánh Heromino sẽ không đến nhà, mình nghĩ vậy, cũng không có bà ăn mày đứng ở hành lang sau giấc ngủ trưa xin cành bưởi vĩnh hằng như tất cả những ngày thứ ba.

Ngày hôm ấy chúng mình để mất thứ tự các bữa ăn. Mẹ kế ăn một bát súp đơn giản với một mẩu bánh mì chua vào giờ ngủ trưa. Nhưng trên thực tế chúng mình đã không ăn kể từ chiều thứ hai và mình tin rằng kể từ đó chúng mình bỏ luôn suy nghĩ. Chúng mình bị tê liệt, bị cơn mưa ấy làm cho say như say thuốc phiện, bị sụp đổ hoàn toàn trong một hành động hòa bình và chấp thuận. Chỉ có con bò cái hoạt động trong buổi chiều. Bỗng một tiếng sôi réo thật sâu làm chuyển động bụng dạ nó và những chiếc vó của nó chìm sâu vào bùn với một sức mạnh ghê gớm. Sau đó nó đứng bất động trong nửa giờ, cứ như thể đã chết rồi nhưng không thể ngã kềnh ra vì được ngăn lại bởi thói quen sống, cái thói quen đứng mãi trong một tư thế dưới trời mưa, cho đến khi nó yếu hơn trọng lượng thân xác nó. Thế là con bò khuỵu hai chân trước xuống, trong khi hai mông đen nhẫy của nó được nâng vống lên trong một cố gắng cuối cùng, cắm cái mõm phì phò hơi thở xuống nước ngầu bùn và cuối cùng nó đầu hàng sức nặng của thân xác trong một nghi lễ thầm lặng, tuần tự và tôn vinh của sự sụp đổ hoàn toàn. “Nó đến tận nơi đó !”, có ai nói ở sau lưng mình. Mình quay lại để nhìn và thấy bà ăn mày những ngày thứ ba nhờ cơn bão đã đến nhà để xin cành bưởi đang đứng sừng sững ở cửa ra vào…”

.

-trích Độc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo, Garcia Marquez, 1955

.

.