loneliness

How could one be sad

.

reading a poem like this ?

.

.

here’s a bluebird in my heart that
wants to get out
but I’m too tough for him,
I say, stay in there, I’m not going
to let anybody see
you.
there’s a bluebird in my heart that
wants to get out
but I pour whiskey on him and inhale
cigarette smoke
and the whores and the bartenders
and the grocery clerks
never know that
he’s
in there.


there’s a bluebird in my heart that
wants to get out
but I’m too clever, I only let him out
at night sometimes
when everybody’s asleep.
I say, I know that you’re there,
so don’t be
sad.
then I put him back,
but he’s singing a little
in there, I haven’t quite let him
die
and we sleep together like
that
with our
secret pact
and it’s nice enough to
make a man
weep, but I don’t
weep, do
you ?

-Bluebird by Charles Bukowski

In the mood for a love story

.

And they say in the end it was all for love

.

.

(Câu chuyện thứ 7)

Đến lượt kể chuyện của mình, Galip chọn một câu chuyện tình mà một nhà báo già và cô độc từng kể cho anh, ông nói ông nghe nó từ một nhà báo khác, nhiều năm về trước. Người đàn ông này đã dành cả cuộc đời mình trong văn phòng của tờ báo ở Babiali, dịch những tạp chí ngoại quốc và phê bình nhận xét các bộ phim và vở kịch mới nhất. Ông chưa từng kết hôn – ông quan tâm đến quần áo và trang sức phụ nữ hơn là bản thân đàn bà – thay vào đó ông chọn cách sống một mình trong một căn hộ hai phòng trong những con hẻm ở Beyoglu, người bạn duy nhất của ông là một con mèo mướp trông còn già và cô đơn hơn cả ông. Vụ chấn động duy nhất trong cuộc đời trầm lặng của ông là khi Marcel Proust đã cám dỗ ông đọc À la recherche du temps perdu (*) ; đọc đến cuối quyển sách, ông quay ngược lại điểm khởi đầu để đọc đến cuối lần nữa, và tiếp tục làm thế cho đến tận cuối đời.

Nhà báo già đã bị cuốn sách quyến rũ đến mức lúc đầu ông kể về nó cho tất cả những người ông gặp, nhưng ông nhận ra rằng không có ai muốn đọc nguyên bản tiếng pháp vì quá phiền phức, không có ai để ông chia sẻ sự hứng khởi của mình. Vậy nên ông quay trở lại bản thân mình, kể lại với bản thân mình, từng cảnh một, cái câu chuyện mà đến lúc đó chỉ có Chúa mới biết ông đã đọc bao nhiêu lần. Suốt cả ngày, bất cứ khi nào có điều gì làm ông buồn lòng, bất cứ khi nào ông phải đương đầu với những sự thô lỗ và tàn nhẫn từ những kẻ ít học, vô văn hóa, vô cảm và tục tĩu, ông tự an ủi mình bằng cách nghĩ. Ai quan tâm chứ ? Tôi có ở đây đâu ? Tôi đang ở nhà, trên giường của tôi, mơ về Albertine đang say ngủ ở phòng kế bên, cô ấy đang mơ về thứ cô ấy sẽ làm khi cô ấy mở mắt ra, thoáng chốc nữa thôi ; Tôi nghe những bước chân nhẹ nhàng, ngọt ngào của cô ấy khi cô ấy đi trong nhà, và tôi hoan hỉ làm sao ! Khi tản bộ một cách buồn bã qua các con phố như người dẫn chuyện của Proust, ông mơ về một cô gái có tên Albertine, một cô gái trẻ và đẹp đến mức việc một ngày nào đó được giới thiệu với cô đã từng là một giấc mơ nằm ngoài tầm với của ông, giờ ông sẽ mơ rằng cô đang ở nhà chờ ông trở về, mơ về những việc mà cô sẽ làm trong khi cô chờ đợi. Trở về với căn hộ của mình nơi có cái bếp lò chẳng bao giờ có thể sưởi ấm được nhiều, nhà báo già sẽ chạnh lòng nhớ lại những trang sách từ một tập khác, khi mà Proust nói về việc Albertine rời bỏ ông, và ông cảm thấy cái lạnh buốt trống rỗng của căn nhà tận trong xương tủy khi ông nhớ lại cái cách mà ông và Albertine từng ngồi đây, cười đùa, nói chuyện và uống cà phê, cái cách mà cô luôn muốn ấn chuông khi cô đến thăm ông, cái cách mà ông thường xuyên bị nỗi ghen tuông dày vò ; từng đợt từng đợt, ông gợi lại những ký ức của chuyến đi đến Venice của hai người, trước tiên ông giả vờ mình là Proust, sau đó lại giả vờ mình là nhân tình của ông ấy, Albertine, cho đến khi gương mặt ông thấm đẫm những giọt nước mắt của đau khổ và hạnh phúc.

Vào một buổi sáng chủ nhật, khi ngồi trong căn hộ với con mèo mướp của mình, giận dữ trước sự thô tục của những câu chuyện được đăng báo, hoặc những lời chế giễu của lũ hàng xóm tọc mạch, hoặc những họ hàng xa thiếu tế nhị, hoặc những đứa trẻ láo hỗn, ông giả vờ rằng ông tìm thấy một chiếc nhẫn trong một ngăn nào đó trong cái tủ bàn cũ, và ông tự nói với mình rằng cô giúp việc Francoise đã tìm thấy nó trong ngăn của cái bàn làm bằng gỗ trắc, và rằng nó thuộc về Albertine, người đã quên mang nó đi theo, và ông quay về phía cô giúp việc tưởng tượng và nói “Không, Francoise” – đủ to để con mèo có thể nghe ông nói – “Albertine không quên mang theo cái nhẫn này đâu, chẳng có lý do gì để gửi nó đi, vì cô ấy sẽ quay trở lại ngôi nhà này, rất sớm thôi”.

Bởi vì không có ai ở đây biết Albertine là ai, hoặc thậm chí Proust là ai, nên đất nước này mới ở trong tình trạng cùng khổ bất hạnh như vậy, nhà báo già tự thuyết phục mình. Nhưng một ngày nào đó, nếu đất nước này đủ sức tạo nên những con người có khả năng hiểu Albertine và Proust, phải rồi, có lẽ khi ấy những gã đàn ông để ria mép đáng thương mà ông thấy vẫn đi lại trên các con phố sẽ bắt đầu hưởng thụ một cuộc sống tốt hơn ; có lẽ khi ấy bọn họ sẽ dừng cái việc cầm dao đâm chém lẫn nhau để vẽ lên những người tình cho mình trong những giấc mơ tươi đẹp hơn cả bản thân cuộc sống. Còn đối với tất cả những người viết và người dịch, những kẻ đã tìm được việc ở tòa báo bằng cách ra vẻ là có học, đó là bởi họ không đọc Proust, không biết Albertine, thậm chí không biết rằng bản thân ông, nhà báo già, đã đọc Proust – rằng ông chính là Proust, và là cả Albertine – vì thế mà họ mới đần độn và độc ác.

Nhưng điều đặc biệt nhất trong câu chuyện này không phải là việc nhà báo già đã gắn cái tôi vào nhân vật chính của Proust một cách sâu sắc đến nỗi ông tin rằng mình chính là Proust ; giống như mọi người Thổ, những người yêu thích các tác giả phương tây không được ai khác đọc, ông đi từ việc yêu những câu chữ của Proust đến chỗ tin rằng bản thân mình đã viết nó. Cùng với thời gian, ông trở nên chán ghét những kẻ xung quanh không chỉ vì ông yêu một cuốn sách mà họ sẽ không bao giờ đọc, mà còn vì ông đã viết một cuốn sách mà họ sẽ không bao giờ viết nổi. Vậy nên thứ đáng kinh ngạc ở đây không phải là việc nhà báo già đã dùng nhiều năm tháng để giả vờ mình là Proust và Albertine, mà là việc sau nhiều năm giấu kín bí mật này với tất cả mọi người, ông đã quyết định gửi gắm nó cho một nhà báo khác.

Có lẽ ông làm thế bởi nhà báo trẻ này có một vị trí đặc biệt trong tim ông, vì có cái gì đó nơi cậu bé này gợi ông nhớ đến Proust và Albertine xinh đẹp ; những dấu hiệu mơ hồ về một cái ria mép trên môi trên của cậu, khuôn người mạnh mẽ cổ điển, hông đẹp và lông mi dài ; cũng như Proust và Albertine, cậu ngăm đen và không quá cao, với làn da mềm mại, ánh lên như lụa của một người Pakistan. Nhưng các điểm chung chỉ đến đó : sở thích của cậu nhà báo xinh đẹp đối với văn học Châu Âu chỉ dừng lại ở Paul de Kock và Pitigrilli ; khi nghe chuyện của nhà báo già, phản ứng đầu tiên của cậu là cười và sau đó cậu nói sẽ dùng câu chuyện thú vị này trong một chuyên mục, vào một ngày nào đó.

Nhận thấy sai lầm của mình, nhà báo già xin đồng nghiệp trẻ đẹp của mình hãy quên hết những thứ ông vừa kể, nhưng cậu giả đò không nghe thấy và tiếp tục cười. Trở về nhà vào buổi tối ngày hôm đó, nhà báo già lập tức nhận ra cuộc sống của mình đã đảo lộn : ông không thể tiếp tục ngồi trong căn hộ trống rỗng này và nghĩ về những vụ ghen tuông của Proust, hay về những thời khắc đẹp đẽ ông đã trải qua cùng Albertine, hay suy tư về nơi chốn hiện tại của nàng. Biết rằng có một tình yêu đặc biệt và say đắm, một mối tình mà ông, và chỉ ông có thể dành cho nàng – biết rằng không có người nào khác ở Istanbul này cảm thấy như thế – điều này là niềm tự hào duy nhất của ông. Nghĩ rằng mối tình trong trắng và cao thượng của ông sắp bị thu giảm thành thứ tào lao giải trí cho hàng trăm hàng ngàn những độc giả vô tâm – cảm giác đó giống như để Albertine, người phụ nữ ông tôn thờ suốt bao năm, bị cưỡng hiếp. Những độc giả não phẳng đọc báo để biết thủ tướng đã lừa gạt họ như thế nào, hoặc đài radio đã phạm những sai lầm nào trong thời gian qua, sau đó họ sẽ dùng nó để gói cá hoặc lót thùng rác. Ôi, Albertine yêu dấu, người đã làm ông đau đớn vì ghen tuông, người đã ra đi bỏ lại ông vỡ vụn, người có thể đã mãi mãi lung linh trong những giấc mơ của ông như những ngày đầu khi ông nhìn thấy cô đạp xe trên phố Baalbec ! Chỉ riêng ý nghĩ rằng tên cô sẽ bị nhắc đến trong một tờ báo đê hèn đã làm ông muốn chết.

Điều đó khiến ông tìm được can đảm và quyết tâm để gọi điện cho cậu nhà báo có đôi môi trễ nải và làn da lụa ; ông nói “ông và chỉ ông” mới có thể miêu tả mối tình độc nhất và vĩnh cửu của mình, sự gian khổ của kiếp người, sự ghen tuông không giới hạn, không cách cứu chuộc, ông van xin cậu đừng bao giờ đề cập đến Proust và Albertine trong một chuyên mục báo, đừng đề cập đến họ ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Ông tìm được dũng khí để thêm “Nhất là hãy nhớ rằng bản thân cậu chưa từng đọc sách của Proust !” “Sách của ai ?” – ông được hỏi – “Sách nào ? Chuyện gì ?” – bởi đến lúc này nhà báo trẻ đã quên hết câu chuyện về mối tình của đồng nghiệp già. Ông kể cho cậu toàn bộ câu chuyện một lần nữa từ đầu, và một lần nữa nhà báo trẻ phản ứng với tiếng cười, anh nói, Vâng, vâng, anh đang định viết về nói, thật sự là thế. Có lẽ anh thậm chí nghĩ rằng đấy chính là thứ mà nhà báo già muốn anh làm.

Và sau đó anh đã viết nó. Nó giống một câu chuyện hơn là một chuyên mục, và nó miêu tả nhà báo già gần giống như trong câu chuyện mà bạn vừa được nghe : một Istanbullu già và bất hạnh, người đã phải lòng một nhân vật chính trong một tiểu thuyết phương tây, sau đó tự thuyết phục bản thân rằng ông là nhân vật đó, và cũng là tác giả. Giống như nhà báo ngoài đời, nhà báo già trong chuyên mục có một con mèo mướp. Và nhà báo già trong chuyên mục cũng bị sốc và buồn bực khi ông thấy câu chuyện của mình bị chế nhạo bởi một chuyên mục. Trong câu chuyện bên trong câu chuyện đó, ông cũng muốn chết khi ông thấy tên của Proust và Albertine trên báo. Trong những cơn ác mộng mà nhà báo già phải chịu trong những đêm bất hạnh cuối cùng của đời ông, ông thấy nhiều Proust, nhiều Albertine và nhiều nhà báo già lặp lại lẫn nhau không hồi kết, và một cái giếng không đáy của những câu chuyện bên trong những câu chuyện bên trong những câu chuyện. Tỉnh giấc giữa đêm, nhà báo già nhận ra tình yêu của ông đã tan biến ; ông không còn có thể tìm thấy hạnh phúc trong những cơn mơ của ông về nàng, bởi những giấc mơ của ông phụ thuộc vào việc không còn ai khác thậm chí biết về sự tồn tại của nàng. Ba ngày sau khi bài chuyên mục tàn nhẫn đó được đăng, họ phá cửa vào và tìm thấy nhà báo già đã chết một cách im lặng trong giấc ngủ, bị ngạt trong khói của cái bếp lò chẳng tỏa được chút nhiệt nào. Dù con mèo đã bị bỏ đói hai ngày, nó chưa đủ dũng khí để ăn chủ nhân của nó.

Dù câu chuyện của Galip buồn, anh cảm thấy nó mang mọi người lại gần hơn, cũng như các câu chuyện trước. Khi âm nhạc tràn vào phòng từ một chiếc radio vô hình nào đó, nhiều người – bao gồm cả những nhà báo ngoại quốc – đứng dậy để khiêu vũ với những cô gái trong quán bar, và họ tiếp tục nhảy, cười đùa và nói chuyện cho đến lúc hộp đêm đóng cửa.

.

.

(trích The black book – Orhan Pamuk)

.

.

——-

(*): Đi tìm thời gian đã mất, 1913, Marcel Proust

.

.

Someone important

.

who I haven’t met, for too long

.

This morning

.

Enter without knocking, hard-working ant.
I’m just sitting here mulling over
What to do this dark, overcast day?
It was a night of the radio turned down low,
Fitful sleep, vague, troubling dreams.
I woke up lovesick and confused.
I thought I heard Estella in the garden singing
And some bird answering her,
But it was the rain. Dark tree tops swaying
And whispering. “Come to me my desire,”
I said. And she came to me by and by,
Her breath smelling of mint, her tongue
Wetting my cheek, and then she vanished.
Slowly day came, a gray streak of daylight
To bathe my hands and face in.
Hours passed, and then you crawled
Under the door, and stopped before me.
You visit the same tailors the mourners do,
Mr. Ant. I like the silence between us,
The quiet–that holy state even the rain
Knows about. Listen to her begin to fall,
As if with eyes closed,
Muting each drop in her wild-beating heart.

-by Charles Simic

Reflect on friendship

.

I long for scenes where man hath never trod

A place where woman never smiled or wept

There to abide with my Creator, God,

And sleep as I in childhood sweetly slept,

Untroubling and untroubled where I lie

The grass below—above the vaulted sky.

I am, by John Clare

.

When I think about friendship, I picture it similar to love, but not as hot and more long-lasting. Like love, it’s never going to last. People change. No one survives himself from age to age. Personally, I know little about friendship and my memories, what can I say, aren’t so good. When I do think about it, sometimes I feel like I’m tasting the sour and old soup of the past, but not only the past. A thing of irrelevance, a drop of honey in a bowl of disappointment. I detest reunions, and if some happen accidentally, how I wish to undo it, because how far people fall as they grow, including me. A mutual disillusion.

.

No, not here

.

If you are

all the things that you say

If you do mean

to rise above the misty days

If all that you want

are really what you want

If your desires

are yours, and not jewelry put in your head

If your words

are your own, and there are no invisible lines control your lips

Then you would be here

.

If only you are

all the things that you say

your world wouldn’t have so many new faces

after the age of forty

cause it would look funny

and crowded on your deserts

If only what drives you

are really what you want

then your borders would be drawn by tears

not opportunities, and costs

.

If only you are

some of the things that you say

days in, days out

like broken sermons only zombies believe,

in the afternoon, beside some cakes

and teas,

under some trees,

I would tell you stories

of your futures, and pasts

The clouds would darken, and there would be rain

You would be here, my dear

You would be here,

lonely, wet, forsaken, at last,

like it must be.

You would love me, even,

and in the night when there is no light,

we could begin to talk about the truth.

Đọc lại Tolstoy

.

Đơn giản, bình thường nhất và khủng khiếp nhất.

.

Sau một thời gian dài (tính bằng năm) không mua quyển sách nào, và còn dài hơn nhiều nếu nói đến sách tiếng việt, từ hồi covid đến nay tôi phá lệ mua vài quyển. Chúng có đặc điểm chung là không đến nỗi dở, vì tôi đã lựa chọn trước khi mua rồi, đều là các tác phẩm có tiếng, tuy vậy không có quyển nào hay. Bên cạnh đó, trình độ trung bình trở xuống của người dịch, chất lượng giấy, bìa thấp đã làm nên trải nghiệm đọc tầm thường.

Sau đó tôi phát hiện ra rằng đọc lại là một cách đọc tốt, nhất là khi bản thân mình đã thay đổi nhiều từ lần đọc trước đó. Phần lớn sách của tôi rất già, trên dưới tuổi tôi, nên khi mở một quyển sách cũ ra, trong trường hợp này là quyển Tolxtoi – Truyện chọn lọc, tôi ngạc nhiên nhận thấy mùi thơm của nó không hề thay đổi sau 20 năm, cảm giác muốn đọc lại trỗi dậy. Sách xưa chất lượng tuyệt hảo từ trong ra ngoài, không một lỗi chính tả hay lỗi dịch, giấy sau 40 năm đã ngả vàng hơn một chút, nhưng chỉ một chút, không hoen ố tí nào. Phông chữ, cách dòng, căn lề theo kiểu sách Nga nhìn mát mắt. Gáy bìa không hề bong hay sứt mẻ. Cuốn sách đã già đi một cách hoàn hảo, giỏi hơn tôi nhiều.

Tôi chọn cuốn này để đọc một phần vì 3 truyện Sevastopol, miêu tả giai đoạn đầu, giữa, cuối của cuộc chiến Crimea giữa liên quân Pháp, Anh, Ottoman và đế chế Nga vào giữa thế kỷ 19. Tolstoy vừa là một sĩ quan, vừa là một nhà văn. Khi không đánh nhau, ông ngồi viết truyện, gửi về đăng bài nóng. Truyện cho thấy ông không chỉ là một thiên tài kể chuyện, ông còn là một đấng nam nhi dũng cảm. Chiến trường Sevastopol thời đó là một trong những trận đánh khốc liệt và tàn bạo bậc nhất thế kỷ. Trong vòng 1 năm, phía liên quân đã có 120 nghìn lính chết và bị thương, còn phía Nga là 100 nghìn. “Lên pháo đài” là một cụm từ đồng nghĩa với chết. Tolstoy đã chỉ huy 5 khẩu đội pháo vào tháng tám năm 1855, thời điểm cuối cùng và khốc liệt nhất của chiến dịch.

Qua truyện, và cả qua những hình ảnh trên mạng (thời đó đã có máy ảnh), qua các tranh vẽ, tôi có thể hình dung được công tước Tolstoy với thân hình to lớn, dáng lưng thẳng tắp và tính cách kiên nghị, ngồi ăn súp bắp cải thịt băm vào buổi sáng, khi mặt trời bắt đầu rọi sáng vụng biển phía nam, đầy những con tàu Nga đã bị quân Nga đánh đắm để cản đường tàu địch, ở xa là các hạm đội của liên quân, còn trên những dãy núi màu xanh thẳm, thỉnh thoảng lại có những làn khói bốc lên từ các khẩu pháo. Tôi cá rằng khung cảnh này giờ vẫn có thể thấy nếu đến Crimea, chỉ có điều những làn khói sẽ ở rất xa về phía bắc. Tolstoy miêu tả nhiều nhân vật với địa vị xã hội và tính cách khác nhau trong quân đội Nga, từ những sĩ quan tùy tùng cấp cao, các nhà quý tộc, những sĩ quan trẻ mới ra trường đến từ St. Petersburg và Moscow, những người tình nguyện, muốn chứng tỏ lòng dũng cảm, những kẻ cơ hội muốn kiếm tiền và địa vị từ cuộc chiến, những kẻ ngu ngơ không hiểu mình đang làm gì, những đám thượng lưu không từ bỏ thói ăn chơi dù chiến sự chỉ cách vài cây số, đến tầng lớp dưới, những sĩ quan cấp thấp chỉ muốn được rời khỏi chiến trường, những người tham chiến vì mưu sinh, những người phụ việc đủ loại để phục vụ cho một đạo quân khổng lồ, và phần lớn là những người lính bình thường, không dũng cảm, không hèn nhát, không tham vọng, không mưu đồ, không đặt câu hỏi đúng sai, không yêu nước mà cũng không than vãn. Họ ở trong cuộc chiến một cách tự nhiên như khi họ ở trong thời bình, tất cả những điều đang diễn ra nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Khi ngày nào cũng có những người xung quanh chết, thì cái chết của bản thân trở nên bình thường, điều thay đổi, nếu có, đấy là họ phần nào trở nên tự trọng hơn.

Chiến sự thế kỷ 19 đã khác hẳn so với thời trung cổ, khi mà các đạo quân dàn hàng ngang rồi xông vào nhau. Phương pháp tấn công và phòng thủ chính là dùng pháo kết hợp đào hào. Lính ở dưới hào dễ phòng thủ, tránh được mảnh đạn khi pháo nổ và dễ di chuyển. Vì thế kiểu chiến sự này thường kéo dài vì hai bên sẽ đào hệ thống giao thông hào chằng chịt quanh chiến tuyến, rồi nã pháo vào nhau rất lâu trước khi có đánh xáp lá cà. Trong một năm của chiến dịch Sevastopol, số lượng lính chết vì kiệt sức và bệnh tật chiếm đến một nửa thương vong, tức là cỡ 10 vạn tính cả hai bên. Ngay cả đối với những lính chết trực tiếp do đạn pháo, phần lớn cái chết đều đến bất ngờ. Một tiếng rít rồi tiếng nổ, ù tai, đất đổ rào rào, và không biết gì nữa. Không có sự chuẩn bị để từ giã cuộc đời, không có những giây phút cảm động như trong tưởng tượng. Đoạn cuối truyện Sevastopol tháng tám, chú sĩ quan trẻ Vladimia lần đầu tiên lên pháo đài đã shock nặng khi nhìn thấy lính đang lẳng các xác chết xuống khe đồi, vì nhiều xác quá chắn hết lối đi. Những con số thống kê vô cảm, và mỗi một mẩu nhỏ của chúng, trong thực tế, đều là một nỗi kinh hoàng.

Chiến dịch Sevastopol kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên quân. Một thời gian sau, Crimea lại trở về thuộc đế chế Nga. Câu hỏi không thể không đặt ra : vậy tất cả những cái chết đó có ý nghĩa gì ?

Một câu hỏi khác : liệu có sự khác biệt nào, giữa cuộc chiến này và cuộc chiến Nga – Ukraina hiện tại không ? Nó xảy ra ở gần đó, quân số gần như tương đương. Chỉ có vũ khí là khác. Lính chết vẫn như thế : bùm, và bạn chết, chẳng biết tại sao. Thậm chí kẻ tấn công giờ có nhiệm vụ đơn giản hơn : ấn một cái nút. Chiến tranh vẫn vô nghĩa như thế, và con người vẫn chết vô ích. Khi bạn tìm hiểu về lịch sử, bạn sẽ tìm được ý nghĩa bên trong cái vô nghĩa đó. Khi chính phủ Anh cấm vận chủ tịch clb bóng đá Chelsea Abramovich, tôi thấy nhiều comment của thanh niên vn kiểu : “Đại đế cho nó một quả nuke vào thẳng sân vận động cho nó đỡ ngu”. Và cả trong nhiều trường hợp khác. Không phải tôi chê vn, ít ra dân vn còn không biểu tình đòi lại công bằng cho Trump sau kỳ bầu cử 2020 như dân Tokyo. Vậy bạn có thể thấy, lỗi lầm của chúng ta, đó là chúng ta không bất tử. Tất cả mọi chuyện đều sẽ bị quên đi, tất cả sai lầm đều được lặp lại.

——–

Hay như vậy, bộ ba truyện vừa Sevastopol không phải là truyện ấn tượng nhất của cuốn sách này. Đó là truyện ngắn “Cái chết của Ivan Ilich”. Ngay từ đầu truyện, tác giả đã nói : “Câu chuyện về cuộc đời đã qua của Ivan Ilich là một câu chuyện đơn giản, bình thường nhất, và khủng khiếp nhất.” Ông không nói quá chút nào.

Nó khủng khiếp khi người đọc ở tuổi 20 một, thì khi người ta đã qua tuổi 40, nó đáng sợ gấp mười. Nó làm tôi liên tưởng đến một tác phẩm bậc thầy khác : “Hóa thân” của Kafka – một kiệt tác mà tôi nghĩ đã đạt đến mức phi thời đại. Nếu 1984 như một lời tiên tri, khắc họa được chi tiết tính dystopian của chủ nghĩa toàn trị, thì Hóa thân là một lời tiên tri khác, chưa ứng nghiệm, nhưng chỉ báo một cách chắc chắn rằng chủ nghĩa tư bản rồi sẽ suy tàn, bởi sự phi nhân tính nội tại của nó.

Cái chết của Ivan Ilich có ít tính huyền thoại hơn Hóa thân, nó gần gũi với độc giả bình thường hơn. Nó là câu chuyện tóm lược về Ivan Ilich, từ khi còn là một thanh niên sáng láng, có tiềm năng nhất trong gia đình 3 anh em, đến khi chết là một ủy viên cấp trung của bộ tư pháp. Khi chết, ông có tiền, kinh tế thuộc hạng trung lưu, gia đình từ ngoài nhìn vào có thể gọi là viên mãn. Vợ ông hay cằn nhằn, nhưng bà lo cho chồng, khi chồng chết bà đã đảm đương, cáng đáng mọi sự, tổ chức đám tang đoàng hoàng. Con gái ông xinh đẹp, biết lề thói thượng lưu, đã có mối tốt. Con trai ông là cậu bé ngoan. Theo tiêu chuẩn của xã hội Nga thời bấy giờ, và theo tiêu chuẩn việt nam thời bây giờ, cuộc sống của ông không có gì phải hối tiếc.

Nhưng, tất nhiên, không có một thứ gì trong cuộc đời đằng đẵng, có thể khiến Ivan Ilich, đau đớn đến quằn quại trên giường bệnh, cô đơn và cay đắng, cảm thấy đỡ hối tiếc.

Hãy nói về bà vợ. Khi còn trẻ, Ivan Ilich là một thanh niên thông minh, có quan lộ rộng mở, vì thế ông đã gặp nhiều cô gái tốt. Ông đã chọn cô gái tốt nhất trong số đó để làm vợ, một phần vì nếu ổn định gia đình sẽ dễ thăng tiến hơn. Vợ ông xinh đẹp và nói chuyện tinh tế, hợp với ông. Thế nhưng hồi ức đẹp về vợ của ông ngắn ngủn. Rất nhanh, sau khi lấy nhau, con người đó biến mất một cách tài tình. Ông không thể nói chuyện với vợ nữa, và thường xuyên cãi vã. Những trận cãi vã chỉ lắng dịu nếu ông thăng tiến. Sau đó ông chọn cách xa lánh, dành nhiều thời gian cho công việc hơn, tối thì đi đánh bài, tối thiểu hóa thời gian nhìn thấy mặt vợ. Tình yêu ông dành cho vợ, không hiểu bằng cách nào, đã tan đi như bong bóng xà phòng. Cái còn lại chỉ là sự chán ngán. Sự chán ngán đơm hoa kết trái, và trở thành sự căm ghét. Nó cứ lớn dần lên mãi, gần như là một sự kinh tởm, không thể chịu nổi. Vào những ngày cuối của mình, ông thường nằm liệt giường, đau đớn cùng cực những khi không có morphin, ông luôn ước ao có một người bên cạnh để thấy đỡ cô độc. Ông đói khát tình người, nhưng vợ ông vào thăm ông là ông phải tính cách đuổi đi. Ông không còn ảo tưởng gì về tính người của bà. Thật ra điều này không khó, vì bà chỉ vào thăm chồng khi có người nhìn thấy. Tolstoy đã miêu tả đám tang của ông trước tiên, và trong đó người đọc đã thấy được bà quả phụ chu toàn và khéo léo, đã tìm hiểu được hết các cách tối đa hóa số tiền có thể lấy được từ cơ quan của ông.

Có những đoạn đắt giá, như đoạn vợ ông và con gái vào thăm ông trước khi đi xem hát opera, cả hai bùi ngùi, cầm tay cầm chân nói tiếc ông không thể đi cùng, khiến tôi không thể không “wow”, vì tính phi thời đại của nó. Cũng giống như Kafka, Tolstoy đã miêu tả những biến chuyển tâm lý và hành xử của gia đình kẻ mất đi sức lao động một cách chậm rãi, hợp lý và tinh tế. Mọi sự thay đổi, mọi câu nói, thái độ đều hợp tình hợp lý, ai ở trong hoàn cảnh đó cũng cư xử như thế cả, làm thế nào mà khác được ? Hãy tưởng tượng bạn rơi vào trong câu chuyện, bạn nói những ý nghĩ của mình về gia đình của Ivan với một người khác, người này đặc biệt là có thể không nhất thiết phải ở thời đại đó, mà có thể là người thân của bạn, hoặc thậm chí là vợ/chồng bạn, bạn có chắc họ sẽ suy nghĩ giống bạn không ? Nhiều khả năng họ đồng ý với bạn, nhưng nếu bạn là Ivan, liệu họ có cư xử khác với bà vợ ? Và bạn có chắc rằng chính bạn sẽ cư xử khác với bà vợ, khi vợ/chồng bạn đã mất sức lao động, nhăn nhó nằm một xó, cơ thể đầy mùi, đái ỉa phải có người giúp, và quan trọng nhất, là chả còn ích lợi gì nữa ? Cả Tolstoy và Kafka, với cặp mắt đầy trắc ẩn của mình, đã nhìn thấy được tính tự nhiên của việc “kinh tởm hóa” “đối tượng” : nếu anh/cô ấy đã hóa thành một con gián, mà chắc gì cái con gián ấy đã là anh/cô ấy, ồ chắc chắn là phải thế, cái con gián ấy không thể là người mình gắn bó bấy lâu nay, mình là một người vợ/chồng tận tụy như thế, đầy người có thể làm chứng, không có ai dám nói khác, thượng đế không thể trừng phạt mình như vậy, nó không phải là anh/cô ấy, tất nhiên là như vậy… Và sau đó giam nó vào một phòng kín cho nó chết chẳng còn là một việc khó khăn.

Cái chết của Ivan Ilich có phần nhẹ nhàng hơn so với nhân vật chính Gregor của Hóa thân, với sự có mặt của hai nhân vật không/chưa bị đồng tiền làm cho mục ruỗng tâm hồn, đấy là anh nông dân người hầu hàng ngày vào lau rửa và đổ bô cho Ivan một cách vui vẻ, ở lại nói chuyện với ông cả đêm không hề thấy phiền hà. Và đấy là cậu bé con trai ông, tuy không biết cách nói chuyện với bố nhưng qua cặp mắt sưng đỏ buổi sáng, Ivan biết con ông thương ông, và ý nghĩ đó an ủi ông nhiều.

Cái chết của Ivan Ilich, đồng thời, có phần nặng nề hơn, bởi chính Ivan Ilich. Ông không phải là một người tốt đẹp gì. Dù có khởi đầu thuận lợi hơn nhiều người, ông đã sống một cuộc sống vô nghĩa, theo đuổi những giá trị nông cạn của xã hội, luôn đứng ở giữa đám đông. Ông chết vì một vết thương nhỏ do ngã khi treo rèm mới, bởi vì tất cả giới thượng lưu đều có rèm đẹp. Ông chỉ nhận ra sự ngu xuẩn thảm hại của mình vào những ngày cuối cùng.

Đây là một câu chuyện kinh hoàng, không chỉ vì sự phi nhân, mà còn vì sự phi nhân tính đó hiển hiện ở khắp nơi, ở xung quanh ta, ở bố mẹ ta, ở vợ/chồng ta, ở con cái của ta. Nó là một đặc tính tự nhiên của chủ nghĩa tư bản, cũng như chiến tranh là một đặc tính tự nhiên của xã hội loài người.

The whisper of angels ?

.

Wind will blow into your face
As the years pass you by
Hear this voice from deep inside
It’s the call of your heart

.

Trong thời gian phong tỏa khi dịch delta bùng phát năm ngoái, tôi biết rằng với sức khỏe của mình mà dính covid khi chưa tiêm chủng thì xác suất tèo rất cao. Ngay cả tiêm chủng, vốn là việc đơn giản với nhiều người, cũng mang lại cho tôi nhiều lo lắng. Có lần tôi nhớ ra hình như loanh quanh tầm 4 chục thường có năm hạn lớn, nên google thử mới biết 2021 chính là năm hạn của tôi. Tôi có nói vui rằng nếu qua được tết âm mới thật sự yên tâm.

Thế quái nào mà năm hạn kết thúc một phát, tai ương ập đến liên tục. Tuần đầu tiên của năm mới chưa qua, tôi đã dính covid. Có vẻ tôi đã dính vào thời điểm tốt : chẳng ai quan tâm đến chuyện đó nữa. Không cách ly, không thông báo và tất nhiên là không giúp đỡ. Tôi vẫn có thể ra ngoài đi chợ tự nấu ăn như mọi khi. Cậu bé ở y tế phường khá thân thiện, hỗ trợ tôi một vỉ vitamin C, không có gói thuốc loại 1,2,3 gì như trên mạng nói.

Tuy sức khỏe nền tồi tệ, vì có chuẩn bị tốt, tôi đã vượt qua giai đoạn này không vất vả lắm. Đáy của nó là hai ba đêm bị rối loạn nhịp tim, một trải nghiệm mới của tôi. Tôi biết rung nhĩ là gì, khi ấy ta không thở được và tệ hơn là không ngủ được. Giải pháp đơn giản không ngờ, là chuối.

Nằm trong những đêm đó, tôi lại có một cảm giác vốn đã quen thuộc, đấy là cảm giác của một con thú bị thương. Cuộn tròn lại, ngủ và chờ đợi số phận. Thông thường đại diện cho hình ảnh này là sói, tôi thì không phải là sói, chắc chỉ tầm mèo.

Hậu covid không có gì ngoại trừ một thứ cực khó chịu ko thể kể ra đây :) Hết covid một nhát, tôi lại dính ngay vào ngã xe. Thằng bé xe ôm thích lượn lách làm tôi hứng đủ hậu quả. Bị xe máy đè lên, tôi ngoảnh lại nhìn cái ô tô đã phanh kịp đằng sau và hiểu rằng mình lại thoát chết một lần nữa. Chỉ bị bong gân chân. Vấn đề lớn hơn xuất hiện một tuần sau đó : đầu bắt đầu đau. Lúc ngã tôi có đập đầu xuống đất, nhưng vì có mũ bảo hiểm nên không thấy vấn đề gì lớn. Đi chụp ko thấy chảy máu. Nhưng sau đó tôi có đủ các dấu hiệu của chấn thương não loại nhẹ như đau đầu nặng, ngủ nhiều, yếu nửa người… Loại chấn thương này tuy khá nguy hiểm, thường tự khỏi sau một thời gian. Tôi lại tiếp tục thực hành bài tập “cuộn tròn”.

Chính trong khoảng thời gian này, một sự việc tương đối kỳ lạ đã diễn ra. Tôi nhận thấy hầu như lần nào nhìn đồng hồ, nó đều hiện lên số 44. Tần số quá lớn của nó làm tôi nghi ngờ, và việc thấy cái con số “tử tử” đó khi đầu đang đau làm tôi khó chịu. Tôi hạn chế việc xem giờ. Nhưng cứ mỗi lần tôi bật điện thoại hoặc máy tính lên để làm việc, tôi lại thấy nó, như một sự trêu ngươi. Tôi search thử trên mạng. Có một số người giải thích rằng đây là một hiện tượng tự kỷ ám thị. Rằng thật ra ai cũng nhìn thấy vô số con số khác nhau, nhưng sự ấn tượng với một con số nhất định làm họ nhớ những lần nhìn thấy nó, và quên tiệt những lần nhìn thấy con số khác. Điều này tạo nên một “tần số cao” giả.

Tôi không phải là một kẻ mê tín. Tôi là một kẻ vô thần, hoặc chính xác hơn là deitist không can dự. Tôi tránh việc nhìn giờ trên điện thoại và máy tính tối đa. Tôi không muốn đụng vào nó. Khi bắt buộc phải xem, tôi đếm những lần nó xuất hiện và cả những lần số khác xuất hiện. Trong khoảng hơn một tuần, số lần 44 xuất hiện là hơn 30%. Đỉnh điểm có những ngày nó xuất hiện trên 50%. So với tỉ lệ mặc định là 1/60 tức 1.7%, tần số này là quá cao.

Tôi buộc phải kết luận : “vũ trụ” đang muốn nói với tôi điều gì đó.

Tôi không thích điều này tí nào, trong khi các cơn đau đầu không có dấu hiệu giảm bớt. Và cả các tai ương không liên quan tới sức khỏe. Con thú bị thương trong tôi liếm vết thương và nghĩ : “So this is it ?” “It does look like it.” – nó tự trả lời. Một phần khác trong tôi nhớ lại một câu khác : “why am I still alive ?” – câu hỏi với một sự ngạc nhiên. Nó đến vào buổi sáng, nó đến vào buổi tối, và nó đến trong những hồi tưởng – many times in the past, I was surprised at myself and asked : “why am I still alive ?”

Hóa ra đây không phải lần đầu tôi nhìn thấy các con số lặp lại. Khi các con trai tôi mới sinh, có một khoảng thời gian tôi luôn nhìn thấy số 22, tuy tần số không cao như lần này.

“Why am I still alive ?” – tôi phải tự tìm lấy câu trả lời và khi tôi muốn tìm câu trả lời, tôi tìm thấy nó ngay. Những con số sinh đôi, sinh ba hoặc sinh tư lặp lại này có tên là angel numbers. Nó là một thông điệp đến từ các thiên thần của bạn. Con số 22 mang vài ý nghĩa, một trong số đó là người nhìn thấy nó đã tìm được mục đích của đời mình. Điều này đã đúng với tôi. 2 thiên thần đã tới với tôi, rồi mọi sự đều thay đổi.

Con số 44 có ý nghĩa rằng sau một thời gian dài kiên nhẫn và cố gắng, giờ đây người nhìn thấy nó sẽ bắt đầu được hưởng thành quả của ý chí của mình, tương lai là giai đoạn của sự ổn định và phát triển.

Một cách giải thích dễ thương hơn nhiều ! Nó đúng hay sai thì chỉ thời gian có thể trả lời. Còn trong hiện tại, tôi chọn tin vào nó. Các thiên thần của tôi có lẽ ở gần tôi, gần hơn nhiều so với những gì tôi nghĩ.

with flowers red as burns

.

“Người ta đã quên anh, như cách người ta lãng quên mọi việc trên đời.” – Trái tim Danko, Bà lão Idecghin, Maxim Gorki

.

It shows up, the winter. Splendid dictation

bestowed on me by slow leaves

suited up in silence and yellow.

.

I’m a book of snow,

a wide hand, a prairie,

an expectant circumference,

I pertain to earth and its winter.

.

The world’s rumor stirred in forests,

later the wheat blazed, pixilated

with flowers red as burns,

the autumn arrived to introduce

the scripture of wine:

it all passed, the fugitive sky

was summer’s out held glass,

and the junketing cloud burned off.

.

I waited on the balcony, utterly miserable

as if yesterday had arrived with the ivies of childhood

for the earth to extend

its wings over my vacated love.

.

I knew the rose would droop

and the pit of the seasonable peach

would sleep and take root:

and I got loaded on a glass of air

until the whole sea went dark

and the iridescent sky turned ashen.

.

Now the earth goes on,

slackening its interrogation,

the skin of its silence stretched out.

I’ve grown taciturn,

pitched here from a distance,

wrapped in cold rain and bells;

I owe to the earth’s pure death

my fervor to germinate.

.

Winter garden, Neruda.

.

.

Bản dịch bài thơ này của Neruda chưa từng xuất hiện trên internet. Nó khá hợp với giai điệu của bài hát Có đôi khi của Lã văn Cường trong một ngày đầu năm.

Someone would come ?

.

.

If you existed, suddenly, on a mournful coast,

surround by the dead day,

facing into a new night,

filled with waves,

and if you were to blow on my cold and frightened heart,

if you were to blow on the lonely blood of my heart,

if you were to blow on its motion of doves in flame,

its black syllables of blood would ring out,

its incessant red waters would come to flood,

and it would ring out, ring out with shadows,

ring out like death,

cry out like a tube filled with wind or weeping,

like a shaken bottle spurting fear.

.

So that’s how it is, and the lightning would glint in your

_____braids

and the rain would come in through your open eyes

to ready the weeping you shut up dumbly

and the black wings of the sea would wheel round you,

and its great talons and its rush and its cawing.

.

Do you want to be the solitary ghost blowing,

by the sea, its sad and useless instrument ?

If only you would call,

a long sound, a bewitching whistle,

a sequence of wounded waves,

maybe someone would come,

someone would come,

from the peaks of the islands, from the red depths of the

_____sea,

someone would come, someone would come

Someone would come, blow fiercely,

so that it sounds like the siren of some battered ship,

like lamentation,

like neighing in the midst of the foam and blood,

like ferocious water gnashing and sounding.

.

In the marine season

its conch of shadow spirals like a shout,

the seabirds ignore it and fly off,

its roll call of sounds, its mournful rings

rise on the shores of the lonely sea.

.

.

from Barcarole, Neruda

All about longing

.

.

“Khi trời gần sáng, bị bủa vây bởi những nỗi nhớ nhung đau đớn về Ruya, Galip đứng dậy khỏi bàn làm việc và nhìn xuống những con phố tối đen của Istanbul. Ngập trong những ký ức buồn thương về Ruya, tôi rời khỏi chiếc bàn và ngó xuống những con đường Istanbul đầy bóng tối. Cùng với nhau, chúng tôi nghĩ về Ruya và ngắm những phố phường huyền hoặc ở Istanbul; cùng với nhau, chúng tôi đi ngủ để nổi trôi giữa những cơn mơ và sự thức tỉnh, và bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những dấu vết của Ruya trên chiếc chăn mỏng kẻ ô xanh, chúng tôi lại trở về với nỗi đau khổ, lại bị sự bất ngờ kéo về với cuộc đời. Bởi chẳng có gì bất ngờ như cuộc sống. Chỉ trừ sự viết. Chỉ trừ sự viết. Phải, tất nhiên rồi, chỉ trừ sự viết, niềm an ủi duy nhất.”

1985-1989

.

Đây là post thứ tư của tôi về The black book. Đây có lẽ là một kỷ lục, vì đứng thứ hai là The stranger với hai post. Đây cũng là cuốn sách tôi đọc chậm nhất. Sau khi đọc xong, khi những dư âm của quyển sách vẫn còn xáo động mạnh mẽ, chưa lắng xuống, tôi thử đọc những review của những người khác về nó. Ban đầu tôi hơi ngạc nhiên khi thấy rating không cao như tôi nghĩ, Nhưng rốt cuộc thì tôi chưa bao giờ quan tâm đến đánh giá của đám đông. Ở Thổ nhĩ kỳ, Theblack book được yêu mến và nhớ đến như sự khởi đầu hứa hẹn của một tác giả bậc thầy với văn phong không thể nhầm lẫn. Ở ngoài biên giới, nó không được đánh giá cao bằng. Người ta nói Orhan Pamuk đạt đến độ chín với Tuyết và Tên tôi là Đỏ ; đối với tôi, Cuốn sách đen lại đáng nhớ và hay hơn.

Tại sao vậy ? Tôi tự hỏi. Một trong những lý do khiến người ta chê The black book là sự mông lung, không xuyên suốt của nó. Khó có thể chỉ đích danh cái nó muốn nói đến nhất. Cuối cùng thì nó tập trung vào cái gì ? Nó là một vụ thất tình, về sự phản bội, một tiểu thuyết trinh thám, một cuốn sách về lịch sử Istanbul và đế chế Ottoman, hay là công cuộc tìm về cội rễ của những người Turk ?  Có người nói : “This book is about longing” – Đây là một quyển sách về nỗi khát khao.

“Lúc ban đầu, nó chỉ là một nỗi khát khao.” Tôi nhớ lại câu này. Tất cả, tất cả mọi thứ, phải chăng đều khởi đầu bằng một nỗi khát khao ?

Có lẽ một số người không thích quyển sách này bởi họ đã quen với cách kể chuyện của phương tây, với những câu chuyện có xương sống rõ ràng, có khởi đầu và kết thúc. Orhan Pamuk không phải là một người kể chuyện kiểu như vậy. Ông viết truyện mà như dệt thảm, hàng ngàn sợi tơ chuyện được đan xen vào nhau, cầu kỳ và tinh tế, từng sợi đều lóng lánh đầy màu sác. Cái huy hoàng của nó làm ta choáng ngợp, còn sự mềm mại của nó ru ngủ ta. Mặt trời mọc và lặn trong từng chương, và ẩn trong đó như có một tiếng nói, nó muốn ta dừng lại, muốn ta hiểu rằng ta đang trở thành một người khác, không cần phải cố gắng nhiều, không cần phải đau khổ như vậy, đây chỉ là một giấc mơ.

Ta đang trở thành một người khác, và rồi người này sẽ đi vào giấc ngủ.

Chính vì thế, đọc Orhan Pamuk nhanh là một việc bất khả. Tuyết có lẽ là cuốn dễ đọc nhất, còn Tên tôi là Đỏ nổi tiếng là làm những người đọc thiếu kiên nhẫn nản lòng. Nhưng cả hai quyển này, và cả Pháo đài trắng, quyển mà tôi cực thích, đều không có nỗi khát khao của Cuốn sách đen.

Không phải tự nhiên mà khi gấp sách lại, tôi lại nhớ đến Hoàng tử bé. Le petit prince chính xác là một quyển sách về nỗi khát khao. Hoàng tử bé xíu, trong trắng và chân thành, đã làm rung động con tim của hàng vạn người trên thế giới. Câu chuyện về hoàng tử như một tiếng gọi từ quá khứ, ẩn trong tâm hồn mỗi người đọc, khơi dậy trong họ nỗi khát khao được nhìn ngắm thế giới này một lần nữa, với sự ngây thơ và một trái tim trinh trắng.

Sau đó, tôi tiếp tục nhớ lại những suy nghĩ của mình về tác giả của Hoàng tử bé. Những ý nghĩ này đến với tôi cách đây tầm 10 năm, khi tôi khoảng 30 tuổi. Tôi nghĩ về ông và thấy rằng tuy Hoàng tử bé là một câu chuyện tuyệt vời, nó là một truyện cho thiếu nhi. Nhưng có vẻ tác giả không chỉ viết cho thiếu nhi, và điều đó làm tôi thấy gợn. Tôi thử nghĩ về những người lớn mà vẫn có những suy nghĩ như hoàng tử bé, và tôi thấy họ có phần đáng thương. Sự ngây thơ có trước cái tốt và cái xấu, trách nhiệm và ý nghĩa.

Vậy nếu đến một thời điểm nào đó, câu chuyện của hoàng tử bé mất đi ánh hào quang của nó, nối khát khao của hoàng tử bé như một cánh cửa đã khép lại, điều gì sẽ xảy ra ? Nói như Cao Hành Kiện : “Khi đó ta mới hỏi thượng đế rằng : với một người như tôi đây, liệu còn có gì để tìm không ạ ?” Liệu câu trả lời có phải là “Khi anh qua tuổi bốn mươi, anh sẽ bước vào sa mạc, và rồi anh sẽ nhận ra rằng không còn gì ngoài sa mạc” – như lời một nhân vật của Murakami. Hay chúng ta sẽ trở thành những người trung niên từng trải và khô kiệt đến mức trả tiền để được thái hành cùng nhau, với hy vọng rằng những giọt nước sẽ nhỏ ra từ mắt, như Guenther Grass đã viết ?

Không, những suy nghĩ đáng yêu trẻ con của hoàng tử bé có thể trở nên vô nghĩa, nhưng nỗi khát khao vẫn còn nguyên. Tôi nhớ lại Ayti – người bơi ra biển, một nhân vật trong một truyện ngắn của Anatoly Kim. Anh có một cuộc sống bình thường, có công việc, có cô vợ xinh đẹp với giọng hát rung động lòng người, và mới có một đứa con. Nhưng rồi có gì đó cứ lớn dần lên trong anh. Nếu anh gặp tôi, tôi sẽ nói cho anh biết : “tất cả luôn bắt đầu bởi một nỗi khát khao”. Dù anh không hiểu nỗi khát khao đó là cái gì, nó cứ lớn mạnh không ngừng, và rồi một hôm, anh hiểu rằng mình cần bơi ra biển. Anh đuổi theo nỗi khát khao, và thấy mình trở thành người bơi giữa đại dương – nỗi khát khao ấy đã mạnh hơn cái chết.

Trong một thời gian dài, tôi đã không còn cảm thấy nó. Tôi đã đi tìm và tìm thấy một thứ gần như là siêu năng lực, khi có nó ở trong, con người nhận ra rằng anh ta đã cởi bỏ được cả những xiềng xích cổ xưa nhất – hy vọng và ước muốn. Tôi không còn đọc sách nhiều, tôi nghĩ mình đã đọc đủ nhiều, đã biết những thứ cần biết. Tôi thấy hơi buồn cười là trong The black book cũng có một câu chuyện về một hoàng tử – tạm gọi là hoàng tử lớn.

Hoàng tử lớn ý thức rõ rệt về số phận của mình : một ứng cử viên cho ngôi vị hoàng đế với quyền lực tối cao và trách nhiệm trùng hưng đế chế Ottoman rộng lớn. Cần lưu ý rằng không chỉ có một hoàng tử, mà có đến vài chục. Kết cục của những hoàng tử không trở thành hoàng đế thường là bị thắt cổ ngay sau khi anh mình lên ngôi, trong đó có cả những hoàng tử mới có vài ngày tuổi. Vì thế có một số hoàng tử chọn cách phát điên, nếu điên sẽ thoát được vai trò ứng viên cho ngôi vị. Hoàng tử lớn sống đến ba mươi tuổi, sau khi đã nếm trải đủ mùi đời, chàng suy nghĩ nghiêm túc về việc có nên phát điên. Chàng nhận thấy rằng không có sự lựa chọn, vì sự chờ đợi làm tất cả anh em chàng đều phát điên, dù muốn hay không. Cách duy nhất để không phát điên, và đồng thời chuẩn bị cho chàng trở thành một hoàng đế tốt, là làm một công việc, công việc quan trọng nhất trong cuộc đời : hãy là chính mình. Trong ba mươi sáu năm còn lại của cuộc đời mình, chàng đã làm việc không ngừng nghỉ với sự hy sinh và quyết tâm của một vị thánh, một nhà tu khổ hạnh. Câu chuyện về hành trình tìm về chính mình của hoàng tử lớn đầy rẫy những chi tiết cực đoan đến siêu thực, để chặt đứt mọi ảnh hưởng của thế giới lên bản thể, chàng chỉ ngủ cùng một người vợ nhạt nhẽo và tầm thường nhất trong số phi tần, bởi cô sẽ chẳng bao giờ khơi dậy tình yêu, chàng đốt tất cả sách vở của mình, để không ai đặt vào đầu mình những suy nghĩ ngoại lai, chàng đi xa đến mức sống trong im lặng và chỉ ăn những thứ không có mùi vị. Vào những năm tháng cuối cùng, chàng không nhìn gì cả, chỉ ngắm tuyết rơi. Khi chết, có lẽ chàng đã gần được là chính mình. Điều đó không có ý nghĩa gì. Một người anh của chàng trở thành hoàng đế, và không lâu sau đó đế chế suy tàn.

Vấn đề ở chỗ, câu chuyện quan trọng này của Cuốn sách đen không có tác động gì tới tôi. Tôi vừa đọc vừa thấy Hoàng tử lớn thật ngu dốt và đáng thương. Tôi không rõ Orhan Pamuk có ý này không, một mặt ông đã nói rõ từ trước về tính bất định của bản thể. Bản thể của một con người chỉ là tổng hợp của tất cả các kinh nghiệm anh ta đã tích lũy trong thời gian sống. Anh ta tích lũy nó trong những khoảng thời gian dài, và cả trong những khoảng thời gian ngắn. Mọi sự vật hiện tượng tác động lên các giác quan và lên trí tưởng tượng của anh ta đều thay đổi bản thể đó, ngay cả những điều nhỏ nhặt như uống một cốc nước hay nhìn thấy một chiếc lá rơi. Cá nhân sử dụng kinh nghiệm của bản thân, tác động trở lại vào thế giới. Khi quan sát các hậu quả của tác động đó, anh ta ý thức được cái tôi của mình, anh ta bồi đắp nên cái self – bản thể của anh ta. Vì thế “hãy là chính mình” hoặc “không thể là gì khác ngoài chính mình” là một câu nói ngu ngốc thường được nói bởi những kẻ không có bản thể, những kẻ khôn vặt, những kẻ tìm cách hợp thức hóa sự sa ngã của mình, những kẻ đang rình rập chối bỏ lương tâm. Bởi các hành động và lựa chọn của anh sẽ tạo nên bản thể của anh, chứ không phải là ngược lại. Mặt khác ông lại nhấn mạnh nhiều lần rằng “một dân tộc không phải là chính mình chắc chắn sẽ suy vong”, và “không có ai ở trong một đất nước phủ đầy xiềng xích như thế này có thể là chính mình”. Cuối cùng thì đây cũng là một sự mơ hồ nhị nguyên, như nhiều thứ khác trong văn Pamuk.

Tôi kể thế là để nói The black book không phải là một cuốn sách hoàn hảo. Có những chương tôi thấy vô nghĩa với một độc giả việt nam và có những chương tôi vừa đọc vừa muốn bỏ qua. Nhưng lại có những chương in sâu vào ký ức, có những đoạn thoại dài không tưởng, dài hơn cả những câu gió của Garcia Marquez, nơi mà niềm đam mê, tình yêu và nỗi khát khao của người nói trào ra như thác đổ không gì có thể cản nổi, khiến tôi mệt rũ và kinh ngạc, dù chỉ là một kẻ thứ ba dự khán. Có những chương huyền ảo như những đêm đầy sương, trong đó có những người kể những câu chuyện gần như cổ tích, thế nhưng vẫn phải đọc lại nhiều lần, bởi chúng không có hậu, tuyệt đẹp và cô đơn. Lại có những đoạn khởi đầu một cách bình thường không nguy hiểm, thế rồi đột nhiên xuất hiện vài câu khiến tôi muốn khóc. Tôi ? Công bằng mà nói, điều này có chút riêng tư, và có thể chúng sẽ không gợi lên trong những người khác bất cứ cảm xúc gì. Nhưng dù sao với tôi, ở thời điểm này, đây là một thành tựu mà chưa có nhà văn lớn nào làm được.

Nếu Le petit prince gợi lên nỗi khao khát quay lại tuổi thơ trong tâm hồn những người trẻ tuổi thì The black book còn làm được điều phi thường hơn : nó gợi lên nỗi khát khao được sống, được hiểu ngay trong những năm tháng khô hạn này, trong tâm hồn những kẻ trung niên. Và không chỉ sống, mà còn giữ được tình yêu ở trong tim, dù biết rõ tình yêu sẽ không bao giờ đến với mình một lần nữa. Viết đến đây tôi mới thấy thiếu cụm từ “như tôi” – trong tâm hồn những kẻ trung niên như tôi. Và số đó thì chả nhiều nhặn gì. Như thế thì có sao ? Sức an ủi đến từ tác phẩm này không hề thay đổi. Orhan Pamuk đã làm được một, và không chỉ một điều kỳ diệu.

.

To celebrate an ungood relationship

A very merry unbirthday to you ! Yes, you !
-Alice in wonderland, Lewiss Caroll

.

.

Since childhood, I am a person with huge empathy. People have always fascinated me and I looked at them with endless curiosity. Needless to say, I was destined to be disappointed. And bored. By the time I was 30, I didn’t care much anymore. Because time after time, the same thing happened. The same vices, the same mistakes, time and words and tricks and hope, just for a few dollars more, the same greed and pride. The illusion about self, the shallow loves, or the lack of both. I found out that they got old, but at the same time didn’t learn anything. They just got old, that’s it.

That’s the rule. Of course, there are exceptions – people with psychological disorders. The most dangerous, disgusting, inhuman of them, I met since a very young age. I did not know she is a high-functioning, malignant narcissist until very recently. The second is a beautiful shell of a girl, with some artistic talent on top of that, but so, so empty inside, that pitch-black hollowness, that horror had enchanted me for quite a while. At that time I also did not know she is a hybrid type between medium-range NPD and an APD (anti social personality disorder – psychopath in common tongue) – a trait which is quite rare in women. I often thought each one of them has enough material for at least a novel.

I did meet other people with disorders – some low range NPDs, a few medium range with explosive narc rage, bipolar, dependant, etc… but nothing special.

Now, for the first time, I think I just meet a textbook passive-aggressive ! Also a high degree one. Normally, the passive-aggressive type throws negative behaviors at you after being nice for a while. I just met this girl and she liked me, or that’s rather what she expressed. The non-compliant, the delays, the excuses, the procrastinations came so soon that I feel I could touch her huge need for anger-projection. The fact that she works in customer service explains a little. But again, people never come to this extreme unless something happened in their childhood.

Well, nothing like a psycho after lunch, isn’t it ? Since the intelligent noble one hasn’t arrived yet.

Also, god bless the internet and, ehem, youtube !