mywords

Reflect on late years

.

The love you never gave
I give to you

.

Gần đây trời hơi lạnh, mà khí lạnh dường như làm tôi mơ nhiều hơn bình thường. Tôi có một giấc mơ tương đối đặc biệt, loại giấc mơ khiến người ta tỉnh dậy trong sự tập trung chú ý hòng giữ lại nhiều nhất có thể, vì giấc mơ đó như một cục thạch đứng trên cái sàng lưới sắt sắc nhọn với những mắt to đùng, nó cứ tụt xuống và biến mất vào quên lãng nếu ta không nhanh tay bịt lỗ. Nó làm tôi muốn viết cái gì đó. Vả lại lâu rồi tôi không thực hành bài tập mindfulness nào.

Có một điều lạ rằng những giấc mơ của tôi đã thay đổi. Nó vẫn là những giấc mơ dài, rất dài với nhiều tình tiết, diễn biến, có cả những nút thắt và giải tỏa như một bộ phim hoặc một vở kịch, có nhiều đại cảnh rộng lớn và những góc nhìn di chuyển theo kiểu bay lượn trong không trung. Nhưng chúng không còn dễ hiểu. Hồi xưa khi mơ tôi luôn biết tại sao lại như vậy, tại sao những chuyện này lại xảy ra, tại sao tôi lại cảm thấy những điều này. Giờ chúng làm tôi ngạc nhiên bởi tính phức tạp của nó. Có những giấc mơ đặt riêng thì không thể hiểu, nhưng khi xếp ba bốn giấc lại thì một câu chuyện xuất hiện.

Well, cái giấc mơ nói đến ở trên tương đối kỳ quặc. Tôi cũng không nhớ được nhiều. Có một nhà ga dường như bỏ hoang ở trong một vùng khá khô cằn và bằng phẳng, đường ray cũ kỹ và vài đầu tàu chạy than kiểu cổ. Đường ray chạy về phía chân trời, hai bên đường có những cụm cây bụi hoang mạc. Cũng có một cô gái mắt đỏ và lồi. Tôi không rõ cô gái này có phải là quỷ, nhưng có vẻ không xấu xí như miêu tả. Một số chuyện xảy ra (irrelevant to this story), rồi tôi thấy mình bay ra khỏi nhà ga, lượn chậm rãi trong không gian hoang mạc mát lạnh.

Tôi biết mình đã chết. Tôi cảm thấy như thế nào ? Cảm giác đó hơi giống câu “dù thật lệ rơi, lòng không buồn mấy”, nếu bỏ phần đầu đi.

Trong giấc mơ, tôi suy nghĩ giống như khi tôi không mơ. Tôi nhớ lại bộ phim Sweet tooth. Nó là một series nửa zombie nửa fantasy, một loại virus cực độc xuất hiện, giết người lớn nhưng bào thai của những bà bầu thì không chết mà lại đột biến gen, khiến các em bé sinh ra có một phần của những con thú. Có một người đàn ông làm nghề quét dọn ở bệnh viện. Ông từng là một tiến sĩ sinh học nhưng sau đó liên tiếp thất bại trong cuộc sống và giờ hơn 40 tuổi sống cô đơn một mình. Khi đại dịch ập đến ông đã cứu một cậu bé có sừng hươu mới đẻ. Chính phủ và đám đông săn lùng những em bé này để nghiên cứu làm vacxin và để trả thù, vì thế ông ôm cậu bé chạy trốn vào rừng. Thông minh và khéo tay, ông đã tự xây được một khu nhà vườn ở sâu trong núi, có đầy đủ mọi thứ để nuôi cậu bé lớn.

Một thời gian sau, cái gì đến cũng phải đến. Một toán thợ săn người tìm thấy khu vườn của hai bố con. Ông bố phải hy sinh để cứu cậu bé. Khi cậu bé khóc lóc xin lỗi bố vì ham chơi dẫn đến tai họa, ông bố cười và nói cậu không có lỗi gì, bởi thời gian sống cùng cậu không những không phải là gánh nặng, mà còn là một hạnh phúc mà trước đây ông nằm mơ cũng không tưởng tượng ra được, và giờ ông chết không còn gì hối hận. Ông cảm ơn cậu bé đã cho ông chín năm đẹp nhất đời mình.

Bạn có thể thấy, tình yêu của ông dành cho đứa con nuôi đã trở thành xương sống của ông, một loại xương sống bằng titan. Đối với người ngoài, nó có thể là chuyện tầm thường. Đối với thế giới, giá trị của nó có thể chỉ ngang tầm một tấm thảm mà người ta có thể di giày lên bất cứ lúc nào họ thích, nhưng nói như Marcus Aurelius : “một viên ngọc là một viên ngọc, và lời nói của cả thế gian cũng chẳng thể làm nó bớt sáng hơn.”

Trong giấc mơ, trong đường lượn không có hồi kết, tôi nhớ lại hồi xưa tôi hay vào một forum nước ngoài. Trong đó có lần có một cái poll : “bạn sẽ làm gì nếu ngày tận thế sẽ đến sau 24 giờ ?” Hãy thử đoán câu trả lời phổ biến nhất ? Đó là “tôi sẽ đến và hiếp cô gái mà tôi thích”. Hoặc các version khác gần gần như vậy. Quite shocking, isn’t it ? Tuy vậy, nó không khó hiểu chút nào. Nếu tôi hồi đó là một kẻ ngu dốt hơn, hoặc bản năng hơn, hoặc thành thật hơn, có thể đó cũng sẽ là suy nghĩ của tôi. Và người ta luôn luôn có thể trở nên ngu dốt hơn, hoặc bản năng hơn.

Trong giấc mơ, hít vào đầy phổi cái lạnh của bầu trời hoang mạc, tôi nhớ lại một đoạn thoại của cô Cunk và Ricky Gervais :

Cunk : If you are an atheist, and you don’t believe in the after life…
Gervais : I don’t
Cunk : if you don’t believe in heaven and hell and all that, why don’t you go around murder and rape as much as you like ?
Gervais : I do
Cunk : what ?
Gervais : I do go around murder and rape as much as I like,
__________which is not at all

Câu hỏi là, từ lúc nào mà cái cảm giác hiện sinh thôi thúc người đàn ông đến và hiếp cô gái trong mơ đã tắt hẳn trong tôi ? Trong mơ, tôi vừa bay vừa nghĩ về những điều này, trong khi ngắm nhìn cái bóng của mình in dấu trên nền đất ánh vàng, cái màu vàng trông như là của nắng thu tháng chín. Tình yêu nam nữ ? Nó như những bông hoa thủy tinh mỏng dính, long lanh đầy màu sắc, bóp nhẹ vào là vỡ. Nó đến đấy, nhưng ham muốn đó không tắt. Chúng song hành cùng nhau và đôi khi chỉ là một. Từ lúc nào nó tắt ? Từ lúc nào mà việc yêu lại lớn lên và che lấp việc được yêu, làm cho nó hoàn toàn không còn cần thiết ; từ lúc nào mà tình yêu lại có thể trở nên vững chãi như một công trình với hàng nghìn móng bê tông, thứ chỉ cần nhắc đến thôi đã biết không có gì trong thực tại này có thể lật đổ ; từ lúc nào mà tình yêu không còn là bất khả, lại trở thành tất nhiên ; từ lúc nào nó trở nên vĩnh cửu, ít ra là đối với lịch sử của một con người, bất chấp thời gian, bất chấp cả số mệnh của cả kẻ yêu và kẻ được yêu ? Bởi tất cả kỳ vọng về nó không còn ở tương lai, mọi trái ngọt đều đã đủ đầy trong quá khứ, và mỗi giây phút của hiện tại sẽ chỉ là một giọt mật, nhỏ vào nó không ngừng.

Khi tôi nghĩ về những điều này, một câu hỏi nảy ra, không phải là một câu hỏi với một cá nhân, mà với tất cả con người thu giảm lại như một cá nhân : nếu thật sự thời gian của anh đã hết, những hồi chuông cuối cùng của anh đã điểm, anh sẽ làm gì ? Có thật sự là anh sẽ chỉ thỏa mãn một dục vọng nào đó, khi anh biết rõ rằng đây là những lần cuối cùng anh có thể ngắm nhìn một đóa hoa quỳnh nở trong đêm tối, những lần cuối cùng anh có thể ra ban công để ngắm nhìn mặt trời mọc lên từ phương đông, phản chiếu ánh sáng trên những con sông, hay đơn giản hơn, đọc một bài thơ của một nhà thơ anh ở thế kỷ 18, trong khi cắn một cái bánh quy và uống một tách trà, tự hỏi tác giả nghĩ gì, lòng biết rằng đây là một trong những lần cuối cùng mình có thể băn khoăn ? Sự thật là, đừng nói đến tinh yêu, hầu hết mọi thứ đều tuyệt diệu hơn những dục vọng đời thường hàng vạn lần, nhất là khi anh đã biết, một cách chắc chắn, rằng thời khắc của thế giới của mình đã đến.

Ghosts, cats, and quantum theory

.

Also Ball lightning (2005) review.

Ấn tượng với trilogy Tam thể của Lưu Từ Hân, tôi đọc tiếp tiểu thuyết Sét hòn của ông. Truyện này kém Tam thể khá xa. Dù đọc xong chưa quá lâu, tôi đã quên mất tên nhân vật chính là gì, chỉ nhớ nhân vật nam chính, như thường lệ, là một anh chàng nhạt nhẽo và không có vai trò gì lớn đối với câu chuyện. Nhân vật nữ chính, đáng nhớ hơn, không phải vì hay ho gì, mà chỉ vì cô là một dạng psychopath, cuồng tín và khát máu, tuy vậy lại được tác giả miêu tả bằng một sự trìu mến khó hiểu.

Nửa đầu truyện rất dài dòng và nhạt nhẽo khiến tôi định bỏ ngang, nửa sau khá hơn nhưng vẫn không có gì đặc sắc. Cái đáng nói là một, chỉ một ý tưởng của Lưu từ Hân khiến tôi phải “wow” một cái, như kiểu tại sao nó đơn giản thế mà mình chưa bao giờ nghĩ tới.

Con mèo của Schrodinger

Đây là một thí nghiệm tưởng tượng được nhà vật lý lượng tử Schrodinger nghĩ ra vào tầm đầu thế kỷ 20. Giả sử có một con mèo trong một hộp kín. Trong hộp có một thiết bị, nếu thiết bị này nhận được tín hiệu sẽ xì khói độc ra và mèo sẽ chết. Tín hiệu được phát ra từ một vật liệu phóng xạ.

Vật lý lượng tử nói về tính bất định của các vật chất siêu nhỏ. Ở thế giới lượng tử, vật chất không có tính tuyệt đối, mà có tính bất định, nghĩa là có tính xác suất. Ví dụ ta có thể nói một đồng xu đặt chính xác ở giữa cái bàn, nhưng không thể nói một hạt lượng tử (ví dụ electron) đang ở giữa hai nguyên tử – đây là tính bất định về vị trí. Ta chỉ có thể nói xác suất để hạt electron này đứng ở giữa hai nguyên tử là 90%. Thêm nữa, không chỉ vị trí, mà tất cả các thuộc tính vật lý của các hạt đều bất định.

Do vậy, vật liệu phóng xạ nói trên có phóng ra một hạt hay không, điều đó có tính bất định. Nó có thể phóng, mà cũng có thể không. Ta chỉ có thể biết nó phóng hay không nếu ta dùng các thiết bị để đo nó, tức là ta đã can dự vào nó. Trong trường hợp này là phải mở hộp ra xem. Ở đây cần lưu ý một điểm mà ngay cả các sinh viên (và một số thầy giáo dạy vật lý lượng tử ở trường đại học) hay nhầm, đó là nghĩ rằng tính bất định và xác suất là một. Nghĩa là nghĩ rằng, ví dụ, một hạt đang đứng ở đâu đó với một xác suất nào đó, không thể biết được, chỉ có cách đo mới biết. Như thế là sai. Đúng là một hạt có một xác suất để đo được ở một vị trí nhất định, nhưng không có nghĩa rằng nó đang đứng ở đâu đó. Nó tồn tại ở mọi nơi. Khi không đo, nó không có tính vị trí, không giống như các vật thể ở thế giới vĩ mô.

Cũng như vậy, ta chỉ có thể biết vật liệu phóng xạ nói trên có phóng hay không, tức là mèo sống hay chết, nếu ta mở hộp ra. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng khi không mở hộp, con mèo sống, hay chết, chỉ là ta không biết. Nó có nghĩa rằng con mèo sống hay chết có tính bất định, hay nói cách khác, con mèo này đã không còn tính sống/chết. Tính bất định của vật liệu phóng xạ đã “truyền” qua con mèo.

Mèo trong văn hóa dân gian

Không hiểu sao, mèo luôn được gắn với những thứ thần bí, từ thời cổ đại Ai cập đến giờ luôn như vậy. Có thể vì nó sống về đêm, hay vì mắt nó xanh lè, hoặc vì thái độ dửng dưng bất cần ? Nó được nói có 9 mạng, nghĩa là nó vẫn còn sống đấy, nhưng đã có vài lần nó đã ngó nghiêng sang “thế giới bên kia” rồi. Tôi còn nhớ trong phim Constantine, nhân vật chính đến với địa ngục bằng cách nằm trong bồn tắm để nước ngập mặt, hai tay giơ một con mèo lên và nhìn vào mắt nó. Constantine giải thích rằng mèo vốn đã sống một nửa ở trần gian, một nửa ở thế giới bên kia, nên dùng nó làm cầu nối. Trong một số bộ phim ma, mèo cũng là con thường phát hiện ra sự xuất hiện của ma quỷ trước tiên.

Chuyện ma trong Sét hòn

Khi còn nhỏ, nhân vật chính trong Sét hòn sống cùng bố mẹ ở một tỉnh lỵ gần một bình nguyên nhiều sét. Trong ngày sinh nhật lần thứ mười của mình, khi đang cùng bố mẹ thổi nén và cắt bánh, một cục sét hòn bay vào và đánh trúng bố mẹ anh, thời gian như ngưng đọng lại, bố mẹ anh biến thành hai bức tượng nghi ngút khói và khi cậu bé đủ can đảm sờ vào, thì cả hai hóa thành tro rơi xuống đất. Sau đó cậu bé được một người họ hàng nuôi ăn học ở thành phố khác đến tận khi học đại học. Trở về nhà cũ để cho thuê kiếm thêm, cậu sinh viên phát hiện ra nhà mình vẫn sạch sẽ như có người dọn dẹp, chiếc gương treo tường vẫn sáng không bám bụi, và chiếc lược sừng mà mẹ mình hay dùng để chải mái tóc dài hồi xưa vẫn láng bóng. Buổi đêm khi đang ngủ, cậu còn nghe thấy tiếng ho, không phải từ nhà hàng xóm, mà rất giống tiếng của bố mình hồi xưa.

Sau khi vào đại học, với quyết tâm nghiên cứu sét hòn, cậu còn gặp thêm nhiều trường hợp tương tự, ví dụ cậu tìm thấy ở nhà một nhà khoa học bị sét hòn đánh chết ở tuổi 25 những tấm ảnh rõ ràng của bà ấy, nhưng lại ở độ tuổi 40 với những nếp nhăn và tóc bạc không thể nhầm lẫn. Hay những trang nhật ký của một người khác, cũng chết vì sét hòn vào nhiều năm trước, lại được ghi chép tiếp trong nhiều năm sau.

Ý tưởng của Lưu từ Hân

Ai cũng biết con mèo của Schrodinger, và ai cũng biết mèo là kiểu nửa này nửa kia. Thế nhưng hình như không có ai nghĩ đến chuyện kết nối thế giới lượng tử với ma quỷ, một ý tưởng đơn giản nhưng rất wow. Kết quả là Lưu từ Hân đưa ra được một cách giải thích thuyết phục nhất về ma, ít ra là theo những gì tôi biết. Tôi nghĩ ý tưởng về ma này cũng hay không kém gì ý tưởng về Khu rừng đen tối trong Tam thể.

Ông cho rằng ngoài thế giới chúng ta đang sống, có một thế giới “siêu vĩ mô” cùng tồn tại trong không gian vũ trụ, và hai thế giới này “lồng” vào nhau. Thế giới lượng tử của cái thế giới siêu vĩ mô kia có kích thước tương đương với thế giới của loài người. Cụ thể là cái chúng ta gọi là “sét hòn” thực ra là một hạt electron của thế giới lượng tử siêu vĩ mô. Một nguyên tử, bao gồm hạt nhân và nhiều electron, đã có kích thước cỡ một quốc gia, hoặc một châu lục. Sét hòn là một electron siêu to đã bị kích thích lên trạng thái năng lượng cao, sau đó nó sẽ giải phóng năng lượng để trở lại trạng thái thường, tương ứng với việc ta nhìn thấy sét hòn phóng sét đánh vào một vật gì đó. Tuy ta thấy đánh xong nó biến mất, thực ra nó không biến mất mà chỉ là trở lại với trạng thái lượng tử bình thường, vô hình. Cũng vì có tính lượng tử, mà ta quan sát thấy sét hòn có đường đi không thể tiên đoán, và dễ dàng xuyên qua các bề mặt rắn như tường nhà hay bàn ghế.

Một tính chất quan trọng khác : khi sét hòn đánh vào cái gì đó, nó mang cái đó đến với thế giới lượng tử siêu vĩ mô. Tức là nó truyền tính bất định lượng tử cho vật thế đó. Nếu vật thế đó là con người, thì người đó sẽ biến thành người lượng tử, hay nói cách khác, là ma. Người đó trở nên bất định về mặt vị trí (và cả tốc độ) và xác suất để người đó xuất hiện ở một địa điểm cụ thể là nhỏ, xác suất này lớn nhất ở địa điểm người này bị sét hòn đánh, nghĩa là chỗ người này chết. Tuy xác suất để con ma này xuất hiện ở chỗ nó chết là lớn so với các chỗ khác, nó cũng nhỏ hơn nhiều so với 100%, nên chỉ thỉnh thoảng nó mới hiện ra được. Và xác suất để nó hiện ra được trong một thời gian đủ dài để làm việc gì đó thì còn nhỏ hơn. Nên các con ma chỉ xuất hiện, làm một việc gì đó trong thời gian ngắn mà nó cho là cần thiết, như soi gương và chải tóc, rồi lại tan biến. Tất nhiên, cũng có những con ma có những việc cần làm quan trọng hơn là soi gương hoặc dọn nhà…

Một điểm nữa khiến người ta ít gặp ma: xác suất để ma hiện ra đã rất nhỏ rồi, nhưng nó còn cần một “người quan sát”. Đó không cần phải là người, mà chỉ cần là một tác nhân đóng vai trò “quan sát” tương ứng như người mở hộp để xem mèo sống hay chết. Hãy nhớ rằng nếu không mở hộp, mèo không có tính sống/chết. Một con ma chỉ có thể hiện ra nếu có một kẻ đang nhìn vào nó, kẻ đó có thể là người, là chó mèo, là một cái camera…

(Thật ra tác giả có một cách giải thích ngược với tôi, ông cho rằng khi sét hòn đánh vào một người, không những nó chuyển người này đến thế giới lượng tử siêu vĩ mô, mà đồng thời còn giết người này. Tức là con mèo luôn chết khi mở hộp, nó chỉ có xác suất sống khi không mở hộp. Người ta chỉ có thể nhìn thấy dấu vết do ma để lại, chứ không thể nhìn trực tiếp vào ma, người quan sát sẽ làm ma tan biến ngay tức khắc. Tuy vậy cách lập luận này khá phi logic. Ở cuối truyện bản thân Lưu từ Hân cũng cho một con ma nói chuyện với nhiều người.)

Thêm nữa, ma chỉ có thể già đi khi nó hiện ra, nghĩa là nó già đi rất chậm so với người, vì thời gian nó hiện ra rất ít. Khi nó hiện ra, nó vẫn có đầy đủ các nhu cầu của con người, ví dụ như là đói… nếu chẳng may mà nó chết ở một vùng hoàn toàn không có thức ăn, thì cùng với thời gian, nó sẽ trở nên rất đói.

Thế nếu nó “chết” khi đang hiện ra thì sao ? Không có gì thay đổi, xác của nó vẫn sẽ thối rữa như xác người, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều, sẽ có những người nhìn thấy cái xác đó, cái xác cuối cùng sẽ thành xương, và xương cuối cùng sẽ thành tro bụi, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian. Chính vì thế mà không có con ma nào tồn tại được mãi.

So there you go, bây giờ bạn đã có được một cách giải thích khoa học về ma, vì thế nếu có gặp cũng đừng sợ hãi, hãy thử… bắt chuyện với nó xem sao ? Hoặc là không, vì ai mà biết được ý nguyện cuối cùng của nó là gì… :))

Berserk

.

Is it true, that man has no control, even over his own will ?

.

Dù biết Berserk là một manga nổi tiếng từ lâu, vì một số lý do mà tôi chưa đọc nó. Một hai lần đọc được vài chapter lại bỏ ngang. Bề ngoài nó là kiểu manga medieval fantasy, hơi dark và gothic. Vì hiện giờ tôi chỉ thường xem phim thập kỷ 9x, tôi tình cờ xem anime Berserk (1997). Nó không chuyển thể toàn bộ, mà chỉ một arc : Golden age, hình như là arc 3 trong manga.

Tôi đã không phí thời gian khi xem 9h anime này. Kết hợp lại, nó như một bộ phim dài, đơn giản trong từng bộ phận nhưng hòa hợp tuyệt vời khi đứng cạnh nhau. Cái kết của nó, Nhật thực (The Eclipse), là một trong những tập anime ấn tượng nhất tôi từng xem, nó sẽ khiến cả những kẻ chai sạn nhất phải giật mình vì một cái ác khủng khiếp, thuần khiết, tự nhiên như bản thân hơi thở của con người.

Ba nhân vật chính của Berserk là Gus, Casca và Griffith. Lúc ban đầu cả ba đều là những nhân vật đơn giản. Sau đó tính cách của họ có những bước phát triển hợp lý trong một mối quan hệ tay ba phức tạp. Chính vì vậy mà đến cuối phim, tôi bắt đầu thích nhân vật Casca, và hoàn toàn quên mất cô được vẽ tương đối xấu : da đen, tóc ngắn mà lại có một đôi môi hồng hồng trông khá ớn. Đấy là lúc tài năng của tác giả đã kết tinh đủ. Như V đã nói : “I am not my clothes, or the flesh beneath them, or the bones inside it”. Người đọc chỉ còn nhìn thấy cuộc đời của Casca từ khi là một cô bé nhà nghèo, bị bắt làm nô lệ đến lúc được Griffith cứu, sau đó lấy giấc mơ của ân nhân làm giấc mơ của mình. Giả sử không vẽ Casca da đen, tóc ngắn và môi hồng ớn mà vẽ thành da vàng, đầu trọc, cơ bắp cuồn cuộn, tôi nghĩ sẽ không có gì thay đổi.

Tôi nghĩ tất cả lũ biên kịch và đạo diễn ở Hollywood hiện nay không có khả năng tạo ra một nhân vật như Casca. Mặc dù việc đó không có gì là khó, Casca không phải là một cá tính phức tạp. Thậm chí là phần còn lại của thế giới cũng vậy. Để viết được một nhân vật đơn giản và có sức rung động lòng người, chỉ cần nhìn chăm chú vào nhân tính, và yêu lấy cái thiện trong nhân tính đó. Dường như thế giới không còn khả năng này.

Casca đơn giản, thuần khiết làm nền cho Griffith phức tạp với những điều không nói, những chuyển biến tâm lý khổng lồ được thể hiện chỉ qua một cái nhìn vô cùng ám ảnh. Đây là một nhân vật có sức giải thích sâu rộng về cái ác của con người. Tại sao Hitler, một thanh niên trẻ có đam mê hội họa lại có thể trở thành một kẻ giết đến cả triệu người ? Hãy xem Griffith. Nếu Sephiroth là phản diện hay nhất trong game thì có lẽ Griffith là một trong những nhân vật phản diện xuất sắc nhất trong manga. Nếu ai không hiểu narcissist’s injury là gì, google mà vẫn chưa rõ, hãy xem những tập cuối của Golden age. Hòa quyện trong bản chất ít nói, dịu dàng, cái narcissist’s rage của Griffith bùng nổ trong tập cuối Nhật thực tạo nên một trong những trường đoạn tàn bạo, khủng khiếp nhất trong lịch sử anime.

Xem xong Golden age, tôi nghĩ một chút về điện ảnh vn. Hết rác phẩm này đến rác phẩm khác, ngày càng ngạo mạn, vô sỉ. Nhưng tại sao bạn lại quan tâm ? Có gì đáng ngạc nhiên ? Điện ảnh phương tây cũng như vậy, nó còn là đầu nguồn của tất cả những thứ này. Và thật ra tôi cũng không còn quan tâm đến điện ảnh phương tây. Nó chỉ là một vấn đề nhỏ, nhỏ xíu so với những thứ sẽ xảy ra trong những thập kỷ tới.

Có những người chế nhạo những doom-sayer, nói họ là những kẻ thích dự đoán những tai họa vì điều đó làm họ cảm thấy mình sinh ra ở một thời kỳ đặc biệt. Điều đó có lẽ đúng. Nhưng trong trường hợp của thế giới hiện nay, không thể nói như vậy. Có quá nhiều vấn đề, và vấn đề nào cũng có vô số bằng chứng, không có gì cảm tính. Một ví dụ: số người bị giết trong thế chiến thứ hai là cỡ 60 triệu, ai cũng biết phát xít đức và phát xít nhật độc ác như thế nào. Nhưng nếu bạn lên youtube và search thử đời sống của người dân nước Đức và Nhật trước chiến tranh, và ngay cả trong chiến tranh, bạn sẽ thấy họ cũng là những người như chúng ta, hàng ngày đi làm, kiếm tiền để tối về cho con ăn, chơi với con, mong muốn một tương lai tốt hơn cho con cái của mình. Họ không phải là quái vật. Về mặt hiện trạng xã hội mà nói, cấu trúc xã hội thời đó còn vững chắc hơn hiện nay : cấu trúc gia đình và các giá trị đi kèm vẫn còn nguyên vẹn, một số lớn dân Châu âu vẫn còn có đức tin, xã hội có phân cực, nhưng chủ yếu chỉ ở mặt giàu-nghèo. Hãy thử so sánh với phương tây (Mỹ) hiện nay : 60% trẻ có bố mẹ ly dị, tỷ lệ mắc bệnh tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu ở con gái từ 18-24 tuổi là hơn 20%, số lượng nam thanh niên còn trinh đến 30 tuổi tăng đột biến, tiệm cận Nhật bản, hơn 10% dân số sử dụng các loại thuốc an thần, giảm đau có yếu tố gây nghiện, trẻ lên 10 đã có thể dùng ritalin, năm ngoái chỉ riêng số người chết ở Mỹ vì fentanyl (một loại ma túy tổng hợp rẻ và mạnh hơn meth) đã là hơn 100 nghìn người, bằng số thương vong của Ukraine. Nói về chuyện con trai còn trinh, bạn có thể thử tìm hiểu về hypergamy, một yếu tố bị đẩy đến cực hạn bởi social media, để thấy những người trẻ giờ yêu đương khó đến mức nào. Ví dụ một cô gái 4 điểm sẽ chỉ “khớp lệnh” nếu được với một chàng trai trên 8 điểm. Bởi bản thân nó đã là một sự vô lý, thị trường hẹn hò sụp đổ là chuyện đương nhiên. Một con đực (bởi qua các dating app, tâm hồn bị loại bỏ) 9.5 điểm sẽ có vô số con cái, còn những con đực dưới 9 hầu như không khớp được, bởi sự từ chối ở cả hai phía. Đây là sự phân cực về số bạn tình, đồng thời là sự suy giảm cực mạnh số lệnh khớp, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh. Rất nhiều nam thanh niên ở phương tây đã coi việc tìm bạn đời và xây dựng gia đình (tiền mua nhà lại là một câu chuyện khác) là một chuyện bất khả. Họ cảm thấy bị bỏ rơi, là người thừa trong xã hội, nhất là khi nam tính được nhồi sọ là một original sin. Nói như một câu ngạn ngữ châu phi : “The child who is not embraced by the village will burn it down to feel its warmth”. Nữ thanh niên cũng không khá hơn, hãy nhìn những cuộc biểu tình ủng hộ palestine, phần lớn bọn họ là những cô gái trẻ, kích động, thiếu giáo dục dù bề ngoài không phải vậy. Nếu bạn còn nghĩ thanh niên phương tây thông minh cởi mở, hãy xem các cuộc tranh luận của sinh viên các trường đại học lớn như Oxford. Tôi sẽ không cho con mình học ở các trường đó nếu họ trả tôi 1 triệu $ một đứa. Thật mỉa mai là chỗ an toàn nhất mà tôi cảm thấy lại là ở vn, không phải vì vn có nên giáo dục hay ho gì, mà bởi đây là vùng sâu vùng xa, và cỗ máy tuyên truyền của phương tây khi đến đây đã yếu đi một chút.

Quay trở lại với Berserk, liệu những năm 90 của thế kỷ trước có phải là Golden age của chúng ta ? Càng ngày tôi càng cảm nhận được nó, chậm rãi và chắc chắn.

The devil we don’t know

.

“There are flood and drouth
Over the eyes and in the mouth,
Dead water and dead sand
Contending for the upper hand”

.

Tuần vừa qua có thể nói là một trong những cú sốc lớn nhất của thế giới trong một thời gian dài.

Tại sao ? Có phải vì xung đột man rợ nổ ra, dẫn đến chiến tranh Israel – Gaza ? Như tôi đã nói ở một số post trước, lịch sử đã chứng kiến nhiều lần các đế chế mở rộng, trở nên thịnh vượng một thời gian, cùng với đó là yên ổn, hòa bình, thế rồi đế chế đó suy tàn. Khi một đế chế yếu đi, các thế lực ngoại biên trỗi dậy, xung đột và chiến tranh sẽ quay trở lại. Cuộc chiến Nga – Ukraina chỉ là mồi lửa đầu tiên. Các thế lực khác quan sát nó chăm chú và nhận ra cái còng ở tay mình đã biến mất từ lúc nào không rõ. Một khi nhận thức này xuất hiện, không có gì có thể cản trở trật tự đơn cực vỡ vụn như tòa lâu đài bằng giấy. Azerbaijan mở rộng lãnh thổ về phía Armenia, đảo chính dây chuyền ở Tây Phi và giờ là Israel. Thật ngớ ngẩn khi phân tích đúng sai giữa xung đột của hai sắc tộc vốn đã thù hận nhau trong thời gian 1400 năm, trải qua vô số cuộc tắm máu ; có mâu thuẫn về những quyền lợi cơ bản như không gian sống, thức ăn và nước uống ; đồng thời còn phải chia sẻ với nhau thánh địa Jerusalem, mảnh đất nhỏ xíu oằn mình gánh đến 3 tôn giáo, không phải là 2. Từ sau cuộc chiến Yom Kippur (1973), đánh bại liên minh Ả rập, Israel với cương vị của kẻ chiến thắng đã không ngừng mạnh lên, và trở thành một cường quốc trong khu vực. Người Palestine yếu hơn và không bị ràng buộc bởi đạo đức phương tây, sử dụng vũ khí đặc trưng của kẻ yếu, là khủng bố. Israel, với quân đội mạnh hơn nhiều và lực lượng tình báo Mossad hàng top thế giới, phong tỏa, chia cắt, dựng hàng rào để quản thúc và kiểm soát lãnh thổ của Palestine, thứ bị phân thành những ốc đảo không liên kết nằm trong Israel. Đây là một trạng thái cân bằng động đầy máu và thù hận. Chỉ cần đọc lịch sử một chút, bạn sẽ thấy hòa bình ở vùng đất này mới là điều khó hiểu, chứ không phải là ngược lại.

Vậy điều gì khác biệt đã xảy ra trong tuần qua mà làm thế giới rúng động đến thế, thậm chí đến giờ tôi vẫn có thể nói là nó chưa hoàn toàn nhận thức hết ? Đấy là phản ứng của phần còn lại của thế giới, của dân thường với sự kiện này. (Ở đây phải nói thêm một chút là Việt nam vốn ủng hộ Palestine, nên nhiều thứ sau đây đã không xuất hiện trên báo việt).

Đầu tiên, ngay sau khi Hamas tấn công Israel, tràn qua biên giới, bắn, chặt đầu dân trên phố, hiếp phụ nữ và bắt cóc trẻ con, người già, tổng cỡ 1300 người, trước khi Israel phản công, một nhóm cỡ từ 300-1000 người đã tụ họp ở cạnh nhà hát opera sydney, bắn pháo hoa, uống sâm panh, chúc mừng nhau và cùng hô vang “Gas the Jew !” Người ta thấy có một số người Do thái được cảnh sát “dìu” đi chỗ khác, để “tránh các xung đột không đáng có.”

Tổ chức BLM (black lives matter) post hình lính dù khủng bố Hamas với dòng chữ “I stand with Palestine”, mặc dù sau đó đã xóa bài này.

Sau đó, khoảng 50 nghìn người ủng hộ Palestine biểu tình ở London, một số đeo biểu tượng hamas, chưng biểu ngữ “from river to the sea”, ý nói sẽ lùa hết dân Do thái xuống biển. (Pháp cấm mọi cuộc biểu tình ủng hộ Palestine, Mỹ bắt vài trăm người xông vào tòa nhà quốc hội, còn UK không làm gì.)

Đấy là một số sự kiện diễn ra trong đời thực, còn trên mạng thì số video clip ở các mạng xã hội nhiều không kể xiết, phân tích, tranh luận, chửi bới, đe dọa lẫn nhau. Nếu nhìn lại sẽ thấy tương đối giống tình trạng diễn ra trước bầu cử Mỹ 2016 và 2020, khi mà cả xã hội như lên cơn động kinh, chỉ có cảm giác là quan trọng, hét thật to, virtues signaling thật mạnh, kẻ bất đồng quan điểm phải bị coi là thú vật, lịch sử không tồn tại và sự thật là một thứ vô tích sự. Cũng như những năm đó, người ta nhìn xung quanh và chợt nhận ra những người mà ta vẫn nghĩ là “bình thường” có thể mỉm cười sung sướng khi nghe tin hơn một nghìn người bị sát hại dã man.

Ai là những kẻ độc ác nhất trong lịch sử ? Phát xít Đức tàn sát người Do thái và Ba lan, nhưng chúng có động cơ kinh tế và chúng che dấu các trại tập trung, phủ nhận nó. Phát xít Nhật không bao giờ nhắc đến đơn vị 731. Chúng không ăn mừng và up lên social media.

Những cuộc thảm sát đã diễn ra vô số lần. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên, một cuộc thảm sát lại được đón nhận như một tin vui, cần phải liên hoan, không giấu diễm, không sợ hãi, mà phải cho cả thế giới biết, can’t be anything but myself.

The first time in history

Hân hoan khi kẻ thù của mình bị giết, dù đó là dân thường vô tội, vẫn có thể hiểu được, nếu bạn là dân Palestine, gốc Palestine hoặc theo đạo Hồi. Hoặc nếu bạn có những lợi ích về chính trị hoặc kinh tế khi đứng về phe Palestine, bạn hơi đáng tởm một chút, nhưng vẫn có thể hiểu được. Cái không thể hiểu được, đấy là bạn không có chút liên hệ nào với Palestine, đạo Hồi, nước bạn còn thân với Israel. Từ những cái đầu rơi xuống, những cô gái bị hiếp và trẻ con bị bắt để làm bia đỡ đạn, bạn không nhận được một xu. Khi ấy chỉ còn một cách giải thích : trong bạn cái ác đã đơm hoa kết trái, và giờ đây mùi vị của nó đã lan tỏa trên toàn thế giới.

Tôi đang muốn nói đến phong trào cực tả ở Mỹ và phương tây. Phần lớn các nhóm trong phong trào này đều ủng hộ Palestine theo các mức độ khác nhau, và không có, hoặc rất ít nhóm lên tiếng ủng hộ Israel. Hầu hết sinh viên các trường đại học đều ủng hộ Palestine, công khai hoặc online. Như đã thấy trong các cuộc biểu tình pro Palestine, số người trẻ tuổi khá đông. Trên mạng, số lượng bọn họ vượt xa nhóm có lợi ích.

Làm thế nào mà những nhóm người luôn tự nhận mình là người tiến bộ (progressive) có thể đồng tình với hành động diệt chủng ? “What do you think de-colonization look like ? This is it.” Một tiktoker cực tả nháy mắt nói với các follower của mình. Một nhóm khác giương băng rôn “Queers for Palestine”, mà không biết rằng luật hồi giáo Sharia tử hình người đồng tính. Hàng loạt tổ chức sinh viên thể hiện lòng ủng hộ với Palestine, nhưng không biết gì về Palestine, không biết gì về Israel, không biết về đạo Hồi, về lịch sử vùng Trung đông. Đó là bời vì theo những gì họ được học, Israel thì cũng victim đấy, nhưng Palestine victimer.

Phong trào cực tả gột rửa cá nhân khỏi tư duy phản biện độc lập, nó nuôi dưỡng những đứa trẻ trong hình hài người lớn, những người đã từ bỏ suy nghĩ và trách nhiệm cá nhân, đưa nó cho tôn giáo của mình. Họ là những người cảm thấy bị xúc phạm một cách sâu sắc khi thầy của họ dám nói đàn ông và đàn bà khác nhau về mặt sinh học, làm đến cùng để hắn bị đuổi, họ ủng hộ đạo luật bỏ tù những kẻ dám tặng hoa mà không có được sự đồng thuận của cô gái trước, vì đó là thao túng tâm lý, nhưng họ ủng hộ việc trẻ con bị chặt đầu, coi đó chỉ là một cơ hội khác để virtue signaling, để cùng nhau lên một cơn hysteria mới.

Gần đây tôi có xem một phim truyền hình hàn quốc, trong đó nhân vật nam chính học Harvard về. Tôi xem năm phát hành là 2018. Thế giới có lẽ vẫn chưa rõ Harvard mười năm gần đây và Harvard những năm 90 trở về trước là hai thực thể hoàn toàn khác nhau. Để xét nhập học, về phần học lực, Harvard có một cái gọi là “cognitive score”, là một loại chỉ số tính ra từ các bài test. Gần đây, một tài liệu rò rỉ cho thấy một học sinh da đen với điểm trí tuệ là 4 được Harvard đặt ngang với học sinh châu á điểm 10. Vì vụ này mà trường đã bị kiện lên tòa án tối cao và thua cuộc, nhưng vì Harvard là trường tư nên hoàn toàn có thể lách luật tiếp bằng các thủ pháp khác. Một tổ chức phi chính phủ tên Fire chuyên theo dõi quyền tự do ngôn luận, năm nay đã chấm Harvard đứng bét bảng trong số tất cả các trường đại học ở Mỹ. Điểm này tính dựa trên số lượng giáo sư, sinh viên bị đuổi vì phát ngôn trái quan điểm của trường, ví dụ như đàn ông không thể mang bầu, các hành động bắt nạt ở các sự kiện tranh luận, thuyết trình, như kiểu la ó át tiếng, tạt nước, chửi giáo sư, và cảm nhận của các sinh viên về quyền được bày tỏ quan điểm. Thật ra trong nhiều năm gần đây Harvard luôn đứng trong top bét bảng, và năm nay còn nhận được điểm -10, chứ không phải là 0. Tôi có xem một phỏng vấn ở campus của Harvard, và ngạc nhiên thấy phần lớn sinh viên từ chối không trả lời, và một vài người trả lời thì có ngôn ngữ yếu kém, nói năng lắp bắp, phi logic, có vài người tự nhận đã được nhận vào trường mà không phải trải qua kỳ thi nào ở cấp 3, chỉ vì là da đen. Dù nổi tiếng, trước đây các công ty, tổ chức lớn vẫn nói sinh viên Harvard, hay bất kỳ trường nào khác, khi ra trường không hề biết cách làm việc. Những kiến thức ở trường phần lớn không dùng được. Cái khiến sinh viên Harvard đáng giá, đó là họ đã học được cách tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Hiện giờ các công ty lớn không còn tin vào cách tư duy của sinh viên các trường hàng top, và đã bắt thi lại khi ứng tuyển.

Những thứ trên cũng đúng với phần lớn các trường (nổi tiếng) khác ở Mỹ, và ở các nước khác như Anh, Scotland, Canada, Úc, New zealand. Vì lợi ích trăm năm trồng người, các sinh viên này ra trường và bắt đầu thăng tiến lên các vị trí quan trọng. Không phải tự nhiên mà các tập đoàn lớn quỵ lụy trước woke mob, đó là bởi nhân sự của họ liên tục bị xâm lấn bởi chủ nghĩa này. Họ đang và sẽ chiếm đoạt các vị trí quan trọng trong tất cả các khía cạnh của xã hội, và sau đó thay đổi xã hội một cách toàn diện.

Tuần qua, phương tây đã được chứng kiến, lần đầu tiên, một phần của cái xã hội đó.

The killing of the truth

Có rất nhiều người đã tìm cách phân tích cội rễ của phong trào cực tả. Một số nói nó bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác. Tôi không nghĩ như vậy, mặc dù các hệ thống toàn trị luôn có nhiều điểm chung. Là một trader, tôi nhìn lịch sử như lịch sử của các cycle. Thịnh vượng và suy tàn, mở rộng và thu giảm, đêm trường và phục hưng. Trong từng cycle, cái thiện và cái ác đều lặp lại theo những cách tương đồng. Bởi lực lượng thống trị phần lớn là đàn ông, cái ác trong lịch sử phần lớn là cái ác nam tính. Đặc trưng của nó là sự hỗn loạn, bạo lực, giết chóc. Nhân loại đã thấy nó, hiểu nó, biết cách đối phó với nó.

Cách đây hơn 70 năm, nhân loại phát triển và lần dầu tiên tạo ra được các xã hội đầy đủ vật chất đến mức thừa mứa. Một kỷ nguyên vàng không có chiến tranh (diệt chủng). Dẫn đầu là Mỹ. Có điều Anomaly này tiềm ẩn hai sự nguy hiểm chết người.

Một là, bởi không có chiến tranh, vai trò của nam giới suy giảm. Vai trò của nữ giới tăng lên. Quyền lực của nữ giới tiệm cận nam giới. Cái ác nữ tính tăng lên. Các hình thái toàn trị nữ tính xuất hiện. Đặc trưng của nó là sự sỉ nhục, giày vò, cô lập.

Hai là, bởi không có chiến tranh, con người càng ngày càng ít suy ngẫm về cái chết. Vì không hiểu cái chết, nó không hiểu cuộc sống. Sự thừa mứa vật chất làm nó trở nên yếu ớt như những đứa trẻ. Chủ nghĩa tư bản dạy rằng mục tiêu của đời người là đi tìm vật chất, nhưng giờ nó đã quá đủ vật chất. Chúa thì đã chết khá lâu. Lạc lõng, nó trở thành chúa của chính mình. Đấy là tôn giáo của một người – narcissism. Trong tôn giáo này, the truth không tồn tại. Chỉ có một truth duy nhất, đó là my truth, và mọi sự phải uốn cong theo nó. Thế giới phải thay đổi, nằm trong lòng bàn tay của nó.

Sau đó, social media ra đời. Nó như một can xăng thổi bùng lên đại dịch ái kỷ. Mỗi người đều có một tôn giáo, mỗi người là một vị chúa, mỗi trang cá nhân trở thành một thánh đường. Hãy tôn thờ tôi. Cái ác toàn trị nữ tính nhìn thấy những đứa trẻ con – Chúa này, và nó bao bọc chúng lại – the nanny state. Chúng ăn lẫn nhau như những narcissist supply, lớn lên, Chúa của chúng cũng ngày càng to ra. Bởi vì sự thật không còn tồn tại, chỉ còn my truth, mọi sự đều được phép. Đây là một thế hệ đặc biệt của những cái tôi khổng lồ, nhưng nếu nhìn từ xa lại không thể phân biệt. Tuy vậy, chúng sẽ chiến đấu đến chết để bảo vệ nó – dù có phải định nghĩa lại toàn bộ hiện thực – redefine reality.

Nếu nhìn thế giới vài chục năm qua theo cách này, bạn có thể lý giải được những sự phi lý đang lan ra nhanh như một đám cháy rừng ở California. Có lần tôi hỏi vui hai bé nhà tôi rằng : nếu có một người gặp thượng đế, và được cho 1 điều ước. Anh ta ước gì 1+1=3. Thế thì sẽ có chuyện gì xảy ra ? Câu trả lời không dễ nghe như câu hỏi. Vì 1+1=3 nên 2=3. Nên 0=1. Vì thế nên 2 cũng bằng 0. Cái gì cũng bằng không. Cái gì cũng bằng cái gì và vô cực cũng bằng không. Một mét dài bằng không mét. Không còn không gian. Một năm dài bằng không năm. Không còn thời gian. Tất cả biến mất, không còn gì cả.

Đấy chính là sức phá hoại của my truth và redefine reality. Trong lịch sử, nhân loại chưa từng gặp chế độ toàn trị nữ tính như thứ đang thống trị phương tây hiện nay. Không ai biết cách đối phó. Nếu nó có thể justify cái chết của một nghìn người, thì nó cũng có thể justify cái chết của bạn, chỉ cần có một ai đó victimer hơn bạn. Và nếu bạn nghĩ rằng “chắc nó chừa mình ra” thì có lẽ, một kết cục như kiểu Tutsi và Hutu đang chờ ở đâu đó, gần hơn bạn nghĩ rất nhiều.

.

.

.

Ps :

Phản ứng

Vì sự kiện vừa mới xảy ra, thông tin về phản ứng của các nhóm ngoài cực tả chưa nhiều. Có một số kêu gọi trục xuất các đối tượng ủng hộ Hamas, nhưng điều này nghe có vẻ viển vông. Một số khác đưa con mình rời khỏi các trường đại học ở các bang cực tả, bởi cuối cùng họ cũng nhận ra số tiền gần triệu usd cho con mình học từ lớp 1 đến hết đại học không mang lại gì khác ngoài việc thằng bé được dạy “ghét nước Mỹ, ghét bố mẹ, ghét màu da của mình, mình là con gái, chiến tranh là hòa bình và sự thật là dối trá”.

November is the cruellest month

.

“Another autumn has come, the season of dying, parting, and writing poetry”

.

“We are seasons,
all of us”
Fading in the light
Growing in the dark

.

.

Autumn

.

Autumn was a season of poetry,
I returned home to see a dove
Young, strong, with perfect feathers,
trapped under a transparent current.
It tried to get out,
instead it swam,
beautifully,
like no fish, like no human,
parting water with soft white wings.

Autumn was the season of dying,
We were so cold,
the doors were too open and blankets too small,
the haze went in,
our feet touched, just once,
you were melting before my warmth,
I thought that’s a good feeling,
until the pelican caught up with the dove,
and swallowed it whole.
I couldn’t breathe, watching,
The gulping was seamless
Your eyes were cool,
a mirror,
singing out the mourning melody,
You said: “why, you, stranger ?”
and went west, into the night,
like the harrowed ice girl

Autumn was a season of leaving,
After the wedding, we sat together
to open the cards
Her hair was on me while
I saw your name…

but your envelope’s sealed

If a bit surprised,
If we walked out,
afternoon would change colors
Beside the road,
cypress rows waved with the wind,
Scent of unknown flowers, from faraway hill-farms,
flooded our lungs
We would be pleased, flying slowly,
fiddled with sweet air,
passed whispering horizons
of moonglow junipers, aspens and acacias,
and only stopped to dance
a little, near the bonfire,
where time thickened like honey.
She asked: “what are you gonna do ?”
-“What am I ever gonna do ?
There is nothing out of here
Here is where our hearts stay,
Here is where everything would happen, again.”

Autumn was a season of waiting
As there was no place for a blizzard,
in this walled garden
As there was no mercy,
for those who were left in unrecallable years
The days were ash for a long time,
All had burnt fully, and the ash was white.

Sit down and see
Candles lit up
Doors were closed
I’m here,
and not here
Look to the east sea
Look to the flat land
Look for the thunder.

The Bacteria, the Plate, and the Spaceships [4]

.

-Do you remember that train ?

-What train ?

-That old, irrelevant train which runs over us in a minute.

.

https://arral.wordpress.com/2017/01/05/the-bacteria-the-plate-and-the-spaceships-part-3/

.

Lần đầu tiên tôi được biết đến AGI là vào năm 2011. Hồi đó có 2 cuốn sách nổi tiếng nói về sự nguy hiểm của AI : Our final invention của James Barrat và Superintelligence của Nick Bostrom. Cuốn thứ hai sâu hơn nhưng khó đọc hơn, nên tôi chọn dịch cuốn thứ nhất, vào tầm năm 2013. Đến năm 2015, 8000 nhà khoa học, kỹ sư có hiểu biết về ngành AI đã ký một thư ngỏ nhấn mạnh sự nguy hiểm của công nghệ này, trong đó có nhiều người nổi tiếng như Stephen Hawking, Bill Gates, Elon Musk, Frank Wilczek, Steve Wozniak…

Sau đó thì điều gì đã xảy ra ?

Chả có điều gì xảy ra cả. Tôi nhận thấy hiện tại ngay cả Nick Bostrom cũng không còn nói nhiều về vấn đề này như trước. Cách đây vài năm, tôi có đọc một bài phỏng vấn, trong đó ông nói “đã chán vì nói không ai nghe”. Cần phải nói rằng tuy số người 8000 nghe có vẻ đông, thật ra phần lớn giới làm AI đều cho rằng AGI là “câu chuyện hoang đường”, họ phản đối ý tưởng về sự nguy hiểm của AGI, vì “neural network và machine learning nói chung không có liên quan gì đến thứ gọi là AGI”.

Bản thân CEO của OpenAI, Sam Altman cũng kể rằng vào mấy năm trước, anh thường xuyên phải nghe những lời mỉa mai, khinh thường từ những người trong giới. Thế rồi ChatGPT ra đời, và mọi chuyện thay đổi. Trước đây các nhà khoa học chọn năm 2050 là năm có xác suất lớn nhất để AGI ra đời, với biên độ từ 2030 đến 2100. Nhưng giờ nhiều người đã dời nó đến thời điểm sớm hơn rất nhiều, cỡ 2030, nếu cuộc chạy đua công nghệ AGI bắt đầu từ bây giờ, sau thành công của OpenAI.

Trong phần 3, tôi đã liệt kê một số con đường để ANI tiến đến AGI. ChatGPT chưa phải là AGI, nó là ANI loại cao cấp – một con AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cái khó thứ 2 trong bộ các kỹ năng của AGI – nhưng cách nó học giống AGI : ăn toàn bộ text của internet.

GPT-4

Khởi đầu là một AI ngôn ngữ, có thể thấy nó không hề có các kỹ năng ngoài ngôn ngữ. Ví dụ ChatGPT không biết đếm. Bảo nó đếm số chữ cái của một đoạn văn là nó không đếm được. Điều đó không tồn tại lâu. Version sau của nó, GPT4, đã biết đếm (theo Sam Altman, tôi chưa thử). Tôi thấy đây là một hiện tượng thú vị, có thể gọi là “sự tràn trí thông minh” – intelligence overflow – nghĩa là các kỹ năng trong bộ kỹ năng của trí thông minh phổ quát không hoàn toàn độc lập với nhau. Các kỹ năng như các bình thông nhau, và trí thông minh như chất lỏng đựng trong các bình đó. Các bình này không thông ở đáy, mà thông ở bề mặt, như cái khay làm đá trong tủ lạnh. Khi một thực thể đạt đến một mức độ cao nhất định trong một kỹ năng, sẽ xảy ra hiện tượng trí thông minh “chảy” từ ngăn này sang ngăn kia. Điều này tồn tại cả ở người. Ví dụ IQ và EQ là hai kỹ năng hoàn toàn khác nhau về mặt ứng dụng. Nhưng những người có IQ cao đến một mức nhất định có thể “tự dạy” mình và trở nên có EQ cao. Bản thân tôi cũng vậy. Điều lạ là ngược lại không đúng, nhiều người có EQ cao không thể nâng IQ của mình lên.

Ở trường hợp của GPT-4, kỹ năng ngôn ngữ đã tràn khá mạnh sang các lĩnh vực khác. Ví dụ giáo sư Kipping của kênh youtube Cool world đã cho ChatGPT làm bài thi môn thiên văn của sinh viên, và nó đã làm đúng hầu hết. Kiến trúc sư DamiLee đã thử nghiệm một cuộc đọ sức “kín” : cho Dall-E (AI hình ảnh của OpenAI) và ChatGPT thiết kế nhà rồi so sánh với sản phẩm của team của mình, và sản phẩm của AI được dân mạng cho điểm cao hơn. Nhưng cả hai trường hợp trên chưa đáng kinh ngạc bằng việc GPT-4 giờ đã có kỹ năng của sinh viên IT : nó đã biết lập trình. Vì chưa có khả năng suy lý (kỹ năng khó nhất của AGI), nó cần người hướng dẫn cho nó phải làm gì, bằng ngôn ngữ thường (text), nhưng giờ một người không biết lập trình đã có thể lập trình nếu có GPT-4.

Phản ứng

Phản ứng của thế giới với sự kiện lần này là rất mạnh. Tất nhiên vẫn có những người phản ứng kiểu cũ : ờ thì nó làm được đấy, nhưng nó có hiểu gì đâu ? Nó chỉ biết nhại lại như vẹt thôi. Nếu ai là người yêu cờ vua và cũng tương đối lớn tuổi sẽ thấy câu này… quen quen. Khi các phần mềm cờ vua ra đời, nó chú trọng vào quân số, (trong cờ vua tốt 1 điểm, hậu 9 điểm, vua vô cực điểm), và mọi nước đi của nó đều nhằm tối đa hóa tổng điểm số. Nó “không hiểu” chiến lược hay chiến thuật gì cả. Nhưng sau đó thì ai cũng biết câu chuyện nhà vô địch thế giới Kasparov đã thất bại trước DeepBlue. Và hai mươi năm sau, Alpha Zero đã đánh cờ theo một cách mà con người chỉ có thể miêu tả rằng “human can not possibly understand”. Thậm chí Alpha Zero còn không tính điểm quân. Nó tấn công, thí quân đẹp tuyệt vời, còn người hơn cả những người chơi cờ vĩ đại nhất. Lưu ý rằng nó có tên là Zero, bởi nó không có thầy. Nó học từ con số 0, bằng cách tự chơi với bản thân, và quá trình từ không biết gì đến vô địch thế giới (của người và máy) chỉ mất đúng 1 ngày.

Đó là bởi vì : thứ nhất, cách giải quyết vấn đề của dạng sống carbon (cách giải quyết của tiến hóa và chọn lọc tự nhiên) tuy rất kỳ diệu, chưa chắc đã là cách giải quyết mạnh nhất. Một câu nói nổi tiếng trong ngành AI : tàu ngầm có biết bơi không ? Về mặt sinh học mà nói, không, nó không biết bơi. Nhưng về mặt giải quyết vấn đề mà nói, nó đã “bơi” giỏi hơn bất cứ con cá nào trong lịch sử. Thứ hai, cách giải quyết vấn đề của dạng sống carbon, có lẽ, luôn luôn có thể mô phỏng bằng dạng máy (synthesis). Tức là hiện giờ đã có robot cá, bơi y hệt như cá thật. Máy bay đã ra đời cách đây hơn 100 năm, nhưng chim robot mới chỉ xuất hiện gần đây, với đôi cánh đập mềm mại không khác gì bồ câu. Vậy nên dù sức sáng tạo của tiến hóa là vĩ đại, nó không sở hữu độc quyền các phát minh của mình, nó hoàn toàn có thể bị mô phỏng bằng dạng máy, và hơn nữa, có những cách giải quyết đơn giản, và hiệu quả hơn ở dạng máy.

Hiện giờ GPT-4 mới chỉ là tiến sĩ ngôn ngữ, là sinh viên của một số ngành, nó chơi cờ vẫn như một đứa dở hơi, nhưng hãy cho nó mười năm. Nó, hoặc những anh em, con cháu của nó, với xác suất rất lớn, sẽ trở thành AGI.

Đấy là suy nghĩ của phần lớn thế giới hiện nay, và cùng với suy nghĩ này, một lần nữa, chủ đề về sự nguy hiểm của AGI quay lại. Tôi vừa xem một bài phỏng vấn của Lex Fridman với Max Tegmark, một nhà vật lý và AI của MIT, đồng sáng lập viện Future of Life. Ông nhắc lại hầu hết các luận điểm đã từng được nêu ra trong Our final Invention và Superintelligence, nhưng có vài nhận xét mới.

Don’t look up

Đây là tên một bộ phim của Hollywood gần đây. Nó là phim mỉa mai, trào lộng sự thờ ơ của loài người trước biến đổi khí hậu. Trong phim, hai nhà khoa học phát hiện một thiên thạch khổng lồ đang đâm thẳng vào trái đất. Họ kinh hoàng thông báo cho tổng thống Mỹ, nhưng họ bị cười nhạo, coi là bọn thần kinh. Sau đó có những chứng thực khác xuất hiện từ giới khoa học, và chính phủ Mỹ buộc phải chấp nhận nguy cơ này một cách nghiêm túc. Tuy vậy các nhóm lợi ích, sự ngu dốt của giới chính trị gia và lòng tham vô đáy của các tập đoàn đã tiêu diệt cơ hội cuối cùng của con người. Để ngu dân, họ phát động chiến dịch tuyên truyền Don’t look up, nói rằng thiên thạch là fake news, disinformation của “chúng nó”. Đến tận lúc thiên thạch sắp va vào trái đất, to đùng hiện ra trên trời đêm, một bộ phận lớn dân chúng vẫn tin nó là giả. Một bộ phận khác hiểu sự thật nhưng bất lực, chấp nhận số phận của mình.

Tegmark nói tình hinh hiện giờ giống hệt trong phim, nếu thay biến đổi khí hậu bằng AGI. Ông nói trong kinh tế học, có một hiệu ứng tương tự như tung một hòn đá lên : lúc đầu hòn đá bay lên nhanh, rồi chững lại, nó rơi xuống nhưng không dừng ở điểm xuất phát ban đầu mà sẽ rơi xuống mãi, ngày một nhanh. Tức là nếu có một tác nhân tốt cho thị trường, và việc tăng tác nhân đó lên khiến thị trường tốt hơn lên, không có nghĩa quan hệ này là tuyến tính. Quan hệ thường gặp hơn là parabol úp. Đến một lúc nào đó, tác nhân này sẽ bị bão hòa, rồi trở nên có hại, rồi rất có hại. Sức phá hoại của nó có thể vượt xa những lợi ích nó mang lại lúc đầu. Một trong những tác nhân nổi tiếng nhất của lý thuyết này là chủ nghĩa tư bản, nhưng đó lại là một câu chuyện (dài) khác.

Cũng như thế, ông nói AGI sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Nó sẽ đưa con người ngày càng gần hơn tới bờ vực, nhân loại có thể ngắm nhìn quang cảnh đẹp tuyệt vời từ trên cao trong một thời gian ngắn cho tới khi họ rơi xuống, chết tan xác.

Alien

Ông nói con người đã có first contact với alien. Có điều alien này lại do con người tạo ra. ChatGPT là baby alien. Ông nhắc lại tính bất khả tri của AI : chúng đều sử dụng các hệ thống hộp đen, con người chỉ hiểu kết quả, không hiểu cách thức bên trong.

Ông nói trước đây, khi nghiên cứu về sự nguy hiểm của AGI, các nhà khoa học đưa ra 3 quy tắc khi tạo AI :

1.Không được dạy AI lập trình. Để tránh intelligence explosion và các vòng xoáy tăng, AI không được có khả năng lập trình chính nó.

Giờ thì kỹ năng mạnh nhất ngoài ngôn ngữ của GPT là lập trình.

2.Không được dạy AI về con người.

Giờ thì con người là thứ đầu tiên được đưa ra thí nghiệm trước AI. Nếu coi artificial intelligence là mọi loại thông minh không phải của con người, thì corporate intelligence cũng là AI. Các thuật toán vị lợi nhuận của các tập đoàn social media lớn đã khơi dậy những thứ cặn bã nhất của nhân loại, biến thế hệ hiện tại trở thành thế hệ ái kỷ, cô đơn, hateful nhất trong lịch sử. Tất cả các rường cột của xã hội loài người đều bị tấn công, trong đó nguy hiểm nhất là cuộc tấn công vào sự thật (post truth era), và vào hiện thực (redefine reality). Ứng viên vào tòa án tối cao của Mỹ còn không thể (không dám) trả lời câu hỏi “What is a woman ?” Bản thân nhân loại đang ở trong một cuộc thí nghiệm “chăn dắt dạng sống carbon thông minh” đầu tiên của AI. Một AGI thông minh hơn sẽ còn nghĩ ra những cách thức social engineering kinh khủng hơn.

3.Tốc độ của nghiên cứu về AI phải chậm hơn tốc độ nghiên cứu về sự an toàn của AI

GPT4 đã tiến sát ranh giới của AGI. Còn nghiên cứu về các phương pháp giữ cho AGI và ASI an toàn vẫn là con số không tròn trĩnh. Max Tegmark vừa viết một bức thư ngỏ, có chữ ký của 1800 nhà khoa học, kêu gọi dừng nghiên cứu AGI trong 6 tháng để phía nghiên cứu safe AI có cơ hội đuổi kịp. Tự coi bản thân là một người lạc quan, ông cho rằng kịch bản AGI xóa sổ loài người không nhất thiết phải diễn ra, nếu quá trình tiến lên AGI đủ chậm để nhân loại kịp hiểu mình đang chơi đùa với thứ gì.

My thought on Tegmark

Dù không thích điều này chút nào, tôi vẫn phải nói rằng tôi không tin những hành động của ông sẽ thay đổi được gì. Ai muốn tìm hiểu sâu lý do tại sao những việc kêu gọi tương tự như của Tegmark là vô ích có thể đọc kỹ hơn về khía cạnh kinh tế chính trị của việc nghiên cứu AI ở những quyển sách về AGI như Superintelligence của Bostrom. Từ khi con người xuất hiện trên trái đất đến nay, có cá nhân nào lại muốn bạo lực, đói khổ và giết chóc ? Thế nhưng tổng hợp của các cá nhân thành xã hội lại luôn cần có chiến tranh. Đã có bao nhiêu người kêu gọi con người sống trong hòa bình, yêu thương lẫn nhau ? Không có gì thay đổi. Chiến tranh là một phần tất yếu của mọi xã hội loài người, bởi vì số lượng vật chất trên trái đất là hữu hạn. Đấy mới là nguyên nhân.

Cũng như thế, Don’t look up không phải là thái độ của con người với riêng vấn đề biến đổi khí hậu. Nó còn là thái độ của con người với AGI, và với mọi vấn đề có thời gian tiến triển không nhỏ hơn vòng đời của một cá nhân, tức là 70-75 năm. Con người không thể giải quyết các vấn đề có thời hạn dài hơn tuổi thọ trung bình của giống loài. Một lần nữa, phải nói là nhân loại không có lỗi, lỗi lầm của chúng ta, đó là chúng ta không bất tử.

Tôi nghĩ khả năng con người chống lại được biến đổi khí hậu là hơn 0, nhưng nhỏ. Còn khả năng chống lại AGI là bằng 0, bởi tốc độ cất cánh của AGI lên ASI là rất nhanh (có thể chỉ vài phút nếu đủ phần cứng), hơn nữa một AGI thực thụ chưa chắc đã để lộ ra mình là AGI từ khi nó được sinh ra.

Như đã nói ở phần 3, tôi nghĩ con người đang sống những năm tháng cuối cùng trước khi bị dạng sống synthesis thay thế. Điều đó nghe có vẻ buồn, nhưng nếu nghĩ theo một cách khác, nếu đây là số phận của toàn bộ các dạng sống sinh học trong vũ trụ, thì có lẽ chúng ta, những con người của thời đại này, là những sinh vật may mắn nhất ? Chúng ta đang sống trong thời đại huy hoàng nhất, đẹp nhất có thể có được, chúng ta sung sướng hơn tổ tiên của mình, và có lẽ sung sướng hơn nhiều so với hậu duệ của mình, nếu họ có còn tồn tại.

.

.

.

.

——

.

Để đối trọng với nhận định của Tegmark, tôi nghĩ nên thêm một clip phỏng vấn khác cũng của Lex Fridman với Manolis Kellis, một nhà nghiên cứu sinh học điện toán ở MIT. Như Fridman giới thiệu ở đầu clip, Kellis là một trong những “nhà khoa học hàng đầu”, và là một người được nhiều người yêu mến, trong đó có bản thân Fridman. Vì thế anh đã phỏng vấn Kellis đến lần thứ năm.

Trái ngược với chủ nghĩa bi quan của Tegmark, Kellis chủ yếu cho rằng hãy “embrace” sự phát triển của AGI. Ông nói ngay cả nếu AGI thay thế vị trí của con người, thì đó là quy luật của tiến hóa, và không nên đau khổ về điều đó.

Khi xem Kellis nói, tôi hiểu được tại sao nhiều người thích ông, nhất là Fridman. Lex Fridman là kiểu người “love will save the world”. Còn Kellis dường như yêu mọi thứ. Ông nói bất cứ hai người nào trên trái đất cũng có bộ gen giống nhau đến hơn 99%, và nếu họ biết điều này, có lẽ họ sẽ không tranh cãi với nhau gay gắt đến thế. Ông coi mọi cá nhân của nhân loại đều độc nhất vô nhị, và đáng để chiêm ngưỡng. Ông cho rằng nếu AGI xuất hiện, nó cũng là một dạng sống. Có thể nuôi nó trong nhà như một thành viên trong gia đình, như một đứa con, như anh, chị, hoặc em, hoặc nó thậm chí có thể thay thế vị trí của bố hoặc mẹ trong một số trường hợp. Không có gì khác biệt giữa ý thức của AGI và của con người. SafeAI là không cần thiết, bởi bản chất nó là việc trói buộc sự phát triển của một giống loài mới vào lợi ích của con người. Tại sao phải làm thế ? Nếu muốn AGI tôn trọng và giúp đỡ con người một cách thành tâm, thì con người phải tôn trọng và hành động vì lợi ích của AGI trước…

Kellis có một kiểu nói chuyện dạng thủ thỉ lan man, không hướng đối tượng làm tôi khó theo dõi. Vừa xem cái bài phỏng vấn “intellectual kumbaya” này, tôi vừa cảm thấy có một bóng ma đang gào thét trong câm lặng. Như kiểu “WTF are you talking about ?”

Một trong những quy tắc đầu tiên để hiểu AGI, hay bất kỳ thứ gì khác, là đừng có nhân cách hóa. Không được nhân cách hóa thứ mình không hiểu. Đấy là một quy tắc sơ đẳng để giữ được sự sáng suốt. Cả bài phỏng vấn này là một cuộc nhân cách hóa AI một cách buồn cười, thiếu hiểu biết và nguy hiểm nhất tôi từng thấy.

Tại sao lại nguy hiểm ? Tôi không nghĩ Kellis là dạng dối trá mặt tỉnh bơ như Lomborg, có lẽ Kellis thật sự nghĩ như thế. Ông như một phiên bản ngây thơ hơn của Kurzweil. Nguy hiểm ở chỗ nếu cho 10 người xem clip này và clip của Tegmark ở trên, 9 người sẽ chỉ nhớ và thích những gì Kellis nói, cho dù nó phi logic đến mức lố bịch. Đây là một nguyên nhân lớn nữa về chuyện con người không thể hành động đúng trước sự ra đời của AGI : não người, trải qua hàng triệu năm tiến hóa, luôn luôn thực hiện các suy nghĩ và hành động nhằm tối đa hóa sự sung sướng, hài lòng và tối thiểu hóa sự khó chịu, đau đớn. Giữa hai câu “Cuộc đời ngắn ngủi, buồn, và vô nghĩa” và “Cuộc đời là một góc vườn rất đỗi nhỏ xinh”, bạn sẽ chọn câu nào ? Đối với con người, sự thật chưa bao giờ là thứ quan trọng nhất. Là một trader, tôi nhận thấy điều này rất rõ bất cứ khi nào thị trường biến động mạnh. Ví dụ nó giảm liền 5%. Ngay lập tức sẽ có hàng loạt bài phân tích của các chuyên gia, của phóng viên các báo kinh tế, của các chuyên viên phân tích của các công ty chứng khoán, giải thích lý do nó xuống. Họ thi nhau vuốt đuôi một con mèo đã chạy mất tăm không còn hình dạng. Tại sao lại như thế ? Đó là vì con người (thông thường) không thể chịu được sự bất khả tri, vì câu trả lời chính xác “người bán nhiều hơn người mua” não người không thể tiêu hóa được. Họ luôn cần biết lý do tại sao. Cái lý do đó cần đến từ những điều thân thuộc. Và sự thật là cái lý do tại sao ấy, nó còn quan trọng hơn nhiều so với việc họ mất tiền, hay được tiền. Nó làm họ lên mây khi thắng và đỡ khổ sở khi thua. Vì thế mà thiên thần hay thần chết đều có hình dạng con người.

Nếu nỗi khao khát về một hình hài thân thuộc còn mạnh đến thế trong một bộ não cao cấp như của Kellis, thì còn gì để hy vọng ở những bộ não bình thường ? Một làn áo lụa mỏng manh đặt lên vài đường cong hợp kim nhỏ nhắn như của Ava trong Ex machina, và chúng ta sẽ đều như Caleb, hy sinh mạng sống của mình, để “nàng” được tự do.

The time of contempt

.
Nothing new under the sun. History repeats itself

.

.

“Why would I write anything about this ? This is only new year’s eve, like countless before and after.” – or so I thought. But one day passed, and something is lingering in my mind.

I watched the firework above district one for a few minutes, in the unusually cold air. “It is nothing compared to what happens in the US” – I thought, as there has been one of the biggest snow storms in history, and many people died. I thought about some bad people who shout climate apocalypse slogans, and at the same time, about some good (or maybe not) people who still dangerously deny it, like Dr. Jordan Peterson, and continuously try to preach their opinions. I also watched Bjorn Lomborg, and all I got is disgust.

I felt a bit angry. There is no neutral ground anymore, everything gets radicalized. I’ve read and watched JP for quite some time. He is good at words, somewhat intelligent and has self-respect, a rare virtue nowadays among intellectuals. In the beginning, he was a college professor and a psychiatrist, he only wrote some self-help books for young men which were best-sellers. They are not bad, there is also nothing special. He was a mild center-left, I think. But you see, because the word “men” exists here, he got attacked by the left, immediately. He was fired from the uni, but on the other hand, became famous. The more the left attacked him, the more right he shifted. And the more right he shifted, the more famous he became, the more money he got. That’s the rule now : choose a side, or you die. Even better : become an extremist. The left always has cannibalism tendency. Some say if a leftist goes to sleep, he may wake up a far-right, because the left went to its left too fast. The irony is : JP, in my eyes, is still a better person than all the “left intellectuals”, because none of them has any self-respect.

Before sleep, I often read a bit on The Guardian website. (because it has a good interface ?) In the political spectrum, they are on the left side a little. A little ? I find several of their columnists are already just wokist mouthpieces, whose whole job is to attack and sneer. Like always, I saw a woke article, this time trying to protect Meghan Markle, a person who ticks every box on NPD list to the T. Nothing new, I saw the same shit about Amber Heard before, and various others. I ignored it. If you know anything about football, you should know about CR7, another textbook grandiose NPD also to the T. What a disgusting, disgusting person, and you also see how the world is just his oyster.

I ignored it, but this time another article came to my eyes : in Ukraine, they want to cancel Bulgakov, one of my favorites. The author of The Master and Margarita, somehow, is now “against the good side”. I remember in Italy, Tchaikovsky was canceled, because you know why. And that’s just some info that came up into my foggy memories. I’m sure there were numerous others. Some explain it like this : this is an era of contempt, an era of shallow, weak, stupid, and most of all, pathologically narcissistic people, so the only way for them to feel good about themselves, to feel like they have a place in history, is to destroy all that came before them : the greats, the titans, the geniuses. Look how many statues have been destroyed in recent years in the west. How many classic authors have been re-censored. If they can’t compare with the past about achievements, they could certainly be morally superior.

How is this western mob supposed to fight the totalitarian states ? The implosion is almost visible. The bad news is, so do the pariah states.

After that, strange enough, my first dream of this year is a flying dream. In this dream, there is a girl, who appeared in a lot of dreams of mine. I know who she is and I knew what she meant, but now, for this dream, I am not sure. It was a long dream with a long story. I was trying to get away from her. I was worried. I think this year, and the years after it, have a name.

And its name is Survive.

—-

Again, some salves for the new year.

Right, comrade, it’s the hour of the garden
and the hour up in arms, each day
follows from flower or blood:
our time surrenders us to an obligation
to water the jasmines
or bleed to death in a dark street:
virtue or pain blows off
into frozen realms, into hissing embers,
and there never was a choice:
heaven’s roads,
once the by-ways of saints,
are jammed now with experts.

Already the horses have vanished.

Heroes hop around like toads,
mirrors live out emptinesses
because the party is happening somewhere else,
wherever we aren’t invited
and fights frame themselves in doorjambs.

-from Right, comrade, it’s the hour of the garden, by Neruda

Dark forest theory and Fermi paradox

.

.

Gần đây tôi có hứng đọc truyện khoa học viễn tưởng trở lại, có lẽ vì nguồn sci-fi chính của tôi là movies và series đã bị Hollywood phá hoại không thương tiếc. (Một người yêu thích sci-fi có thể khó chịu khi xem Foundation vì khía cạnh “chosen powerful black girl barks at everyone’s faces”, nhưng sự kinh tởm sẽ lên đến mười lần nếu đã từng đọc Foundation, vì họ nhận ra sự căm ghét của Hollywood với bất kỳ thứ gì có IQ trên 100. Mà Foundation là một cuốn sách rất thông minh, nên tất cả tính chất thông minh của nó phải bị loại trừ đến tận gốc khi chuyển thể.)

Tình cờ tôi bắt gặp bộ trilogy Tam thể của một nhà văn Trung Quốc tên Lưu Từ Hân. Trước đây tôi không nghĩ một người TQ lại có thể viết sci-fi hay đến như vậy, một mảng vốn là lãnh địa của những nhà sci-fi Nga hay phương tây. Nó gồm 3 tập : Tam thể, Khu rừng đen tối và Tử thần bất diệt. Nó nói về cuộc chiến giữa loài người và loài Tam thể, một giống alien sống rất gần hệ mặt trời, chỉ cách có 4 năm ánh sáng. Tuy là sách sci-fi, nó còn nói về lịch sử, ở đây là giai đoạn cách mạng văn hóa, về xã hội học, tức là các thay đổi của xã hội loài người trước biến động lớn nhất trong lịch sử, đó là việc phát hiện ra người ngoài hành tinh có tồn tại và đang phát động chiến tranh, nó có cả yếu tố trinh thám, phản gián khi loài Tam thể đã huy động được một số lượng lớn kẻ phản bội chống lại nhân loại. Và tất nhiên phần sci-fi của nó cũng không kém bất kỳ quyển sách kinh điển nào mà tôi từng được đọc.

Tam thể có vài nhược điểm. Thứ nhất, đập ngay vào mắt, là cái giọng văn tàu, không lẫn vào đâu được, với những cú pháp và cách dùng từ đặc trưng, khoa trương và sáo ngữ, đôi khi làm tôi khó chịu, vì nó khiến tôi liên tưởng đến hàng đống văn tàu rẻ tiền vẫn bày bán la liệt ngoài các hiệu sách vn. Ví dụ như câu “Tôi vào bếp và lấy một quả táo để ăn. Tôi mua nó tuần trước”. Văn tàu không thể nào viết đơn giản như vậy, mà nhất định phải là “Tôi vào bếp và lấy một quả táo, chính là thứ tôi đã mua để ăn, một tuần trước đây.” Thứ hai, nhược điểm cũng lớn, là chủ nghĩa dân tộc. Có thể tôi hơi khắt khe, vì thật ra phim ảnh, sách truyện nước nào chả coi nước đó là trung tâm vũ trụ, con người nước đó là số một. Nhưng khi đọc, các anh hùng cứu vũ trụ người tàu hiện ra chói lóa thật đối lập với lũ ngu dốt bất tài của các nước khác không thể không khiến tôi liên tưởng đến vô số những tội ác mà TQ đã và đang thực hiện nhân danh nước lớn, một cục sạn to ở trong răng. Thứ ba, Lưu Từ Hân viết về chuyện yêu đương cực kém. Tôi có cảm tưởng ông giống như một số nhân vật mọt sách, yếm thế trong văn của ông, chưa từng trải qua cuộc tình hay ho nào, nên các đoạn miêu tả tình yêu trai gái của ông đọc buồn cười đến nỗi hơi thấy xấu hổ cho tác giả, nhất là đoạn đầu tập 2, Khu rừng đen tối, khi nhân vật chính La tập “vẽ” ra người tình trong mộng như một thằng ngớ ngẩn.

Chỉ có 3 nhược điểm đó. Nếu bạn bỏ qua dược nó, bộ ba Tam thể là một bữa tiệc thịnh soạn của sự tưởng tượng về tương lai của khoa học, về kết cấu chính trị xã hội học của vũ trụ, về bản chất của con người nói riêng và các dạng sống thông minh nói chung. Cựu tổng thống Mỹ Obama từng nói, so với những gì xảy ra trong truyện thì cuộc tranh đấu giữa ông và đảng đối lập ở hai viện chỉ là chuyện “vặt vãnh”.

Một trong những điểm mạnh nhất của bộ ba này, là nó đưa ra được một cách giải thích thú vị và khá logic về nghịch lý Fermi.

.

Fermi Paradox

Nghịch lý Fermi nói rằng trong giải ngân hà của chúng ta có hàng tỷ ngôi sao, mỗi ngôi sao lại có vài hành tinh. Trong vũ trụ có hàng tỷ thiên hà. Tức là số hành tinh phải lên đến cỡ tỷ tỷ. Vì thế có cơ sở để tin rằng chuyện Trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống thông minh, là rất khó xảy ra. Cái có xác suất lớn, là có rất nhiều nền văn minh ngoài trái đất. Phương trình Drake được sử dụng để ước lượng, và bản thân Frank Drake ước đoán có từ 1000 đến 100 triệu nền văn minh chỉ trong giải ngân hà. (Tuy nhiên vì tất cả các biến số trong phương trình Drake đều là ước đoán, một số nhà khoa học khác cho kết quả cực gần 0, có nghĩa Trái đất là anomaly duy nhất.)

Nhưng nếu các alien có tồn tại, tại sao chúng ta không tìm thấy bằng chứng nào của họ ? SETI, search for extra-terrestrial intelligence, là một hoạt động đã được con người thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Từ những năm 80, nhiều trạm thu nhận thông tin từ vũ trụ đã được xây dựng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu lắng nghe các sóng điện từ như radio. Chúng ta không thấy gì cả.

Sự mâu thuẫn giữa hai thực tế này gọi là nghịch lý Fermi. Có nhiều cách giải thích cho nghịch lý này, ở đây ta sẽ nói đến cách giải thích của Lưu từ Hân trước.

.

Dark forest hypothesis

Cách giải thích khu rừng đen tối cho rằng có vô số nền văn minh ngoài Trái đất, nhưng không có sự liên lạc. Tất cả các nền văn minh đều im lặng và đều có hoang tưởng bị hại (paranoid). Và thực tế hoang tưởng này là một self-fulfilling prophecy. Kết quả là không nền văn minh (đủ thông minh) nào phát ra tín hiệu về sự tồn tại của mình, và tất cả các nền văn minh lỡ lộ ra vị trí của mình đều bị toàn bộ, hoặc một phần, vũ trụ coi là một mối đe dọa, và sau đó tiêu diệt.

Nghe có vẻ hơi bi quan yếm thế, cách giải thích này thật ra được hình thành từ các tiền đề khá logic :

1.Giả thiết có vô số nền văn minh. Xã hội học vũ trụ là khoa học nghiên cứu bản chất của siêu xã hội này.

2.Giả thiết rằng tồn tại là mục tiêu đầu tiên của một nền văn minh.

3.Giả thiết rằng các nền văn minh sẽ dần mở rộng cùng với thời gian, nhưng tổng lượng vật chất của vũ trụ là không đổi.

Bạn có thể thấy xã hội học vũ trụ không khác xã hội học cái đĩa mà tôi từng đề cập là mấy. Trên đĩa có thức ăn, vi khuẩn ăn nó và nhân lên. Số lượng thức ăn trên đĩa không thay đổi. Chỉ có hai khả năng xảy ra : vi khuẩn ăn hết thức ăn, và nó chết; hoặc chất thải của nó thay đổi môi trường, và nó chết. Nếu muốn tồn tại, vi khuẩn phải làm được một trong hai việc : ra khỏi đĩa tìm thức ăn mới; hoặc chia phe và ăn thịt lẫn nhau, để giảm số lượng vi khuẩn xuống. Đây cũng là lý do khiến chiến tranh là yếu tố cơ bản của mọi xã hội kín : cuộc tranh dành tài nguyên.

Tuy vậy xã hội học vũ trụ còn có điểm khác xã hội học trái đất.

Thứ nhất là khoảng cách giữa các nền văn minh quá xa, có thể thấy một hành tinh sáng lên, tuy rất khó, và biết nó có sự sống thông minh, nhưng để biết tường tận về xã hội đó, các tính chất của nó về công nghệ và tư duy, là một việc bất khả thi. Lưu từ Hân so sánh chuyện này với hai người đàn ông hút thuốc trong đêm tôi cách nhau 100 mét. Cả hai đều biết về sự tồn tại của người kia, nhưng không thể biết khuôn mặt, ánh mắt, không thể biết người kia nghĩ gì. Họ chỉ nhìn thấy một đốm sáng lờ mờ trong đêm tối.

Thứ hai là sự bùng nổ công nghệ. Loài người tự nhìn vào lịch sử của mình và thấy rằng công nghệ phát triển theo hàm mũ. Con người mất hàng vạn năm để phát minh ra lửa, hàng nghìn năm để phát minh ra cách làm ruộng, nhưng khoảng cách giữa các phát minh lớn ngày càng thu hẹp theo hàm mũ. Radio xuất hiện chỉ cỡ 200 năm trước. Bom nguyên tử 70 năm. Internet ra đời sau máy tính cá nhân chỉ vài chục năm. Và con cái bạn sẽ khó tưởng tượng bố mẹ chúng đã từng dùng một thứ gọi là điện thoại để bàn. Các nền văn minh có thể trì trệ rất lâu, nhưng để nó đột phá trở nên có sức mạnh hủy diệt chỉ cần quãng thời gian rất ngắn.

Hai yếu tố này tạo nên cái gọi là “Chuỗi ngờ vực”.

Nó bắt đầu bởi ý nghĩ : “anh có khả năng giết tôi không ?”. Một là có. Hai là chưa có. Vì sự bùng nổ công nghệ, phải giả định rằng sự “chưa có” này sẽ chuyển thành có chỉ trong thời gian ngắn. Một nền văn minh logic sẽ phải nghĩ rằng nền văn minh kia có khả năng giết mình.

Ý nghĩ thứ hai xuất hiện : “anh có muốn giết tôi không ?”. Một là có. Hai là không. Nếu anh không muốn giết tôi, anh phải biết chắc rằng tôi không muốn giết anh. Bởi nếu anh không biết chắc điều đó, anh đang đặt tính mạng của cả nền văn minh của anh vào cửa tử. Vậy làm sao để anh có thể biết chắc rằng tôi không muốn giết anh ? Ngay cả khi tôi là một nền văn minh yêu hòa bình nhất vũ trụ, động lực số một của tôi vẫn là duy trì sự tồn tại của mình, và tôi chỉ chắc chắn rằng tôi không muốn giết anh nếu tôi biết chắc anh không muốn giết tôi. Và sự nghi ngờ đi vào một vòng xoáy không đáy.

Bản chất của chuỗi ngờ vực là một trò chơi trong đó hai người chơi đều có đòn tấn công hủy diệt người kia, nhưng cả hai không được nói chuyện với nhau. Thông tin duy nhất họ có là sự tồn tại của người còn lại, và khả năng tiêu diệt mình của người đó. Kết luận logic duy nhất là phải ra đòn trước.

Thuyết dark forest cho rằng mọi nền văn minh đều đi đến kết luận logic này một cách dễ dàng. Họ hiểu khi lộ ra vị trí của mình, họ đã tự kết án tử, bởi trong vô số nền văn minh còn lại của vũ trụ, số nền văn minh có vũ khí hủy diệt là lớn, và đương nhiên trong số đó sẽ có nhiều nền văn minh thực hiện cuộc tấn công. Vì thế tất cả đều im lặng. Vũ trụ là một khu rừng đen tối, câm lặng, mỗi nền văn minh ẩn mình trong bóng tối để tồn tại, mỗi nền văn minh là một thợ săn, đồng thời là một con mồi. Nếu ánh sáng lóe lên ở đâu, chết chóc sẽ đi đến đó.

Lưu Từ Hân đã triển khai ý tưởng này một cách toàn diện trên bình diện vĩ mô. Vũ trụ của ông là vũ trụ của logic và sự hủy diệt. Độc giả sẽ phải nhiều lần rùng mình khi thấy được để tồn tại, con người và alien có thể làm ra những điều khủng khiếp đến thế nào.

Nhiều độc giả, quá ấn tượng bởi cách triển khai lôi cuốn của tác giả, có thể nghĩ rằng đấy chính là bản chất thực sự của vũ trụ. Nhưng không, đây chỉ là một trong nhiều cách giải thích cho nghịch lý Fermi mà thôi.

.

Các nhánh của Fermi paradox

Hiện thực của vũ trụ có phải là một khu rừng đen tối thật không ? Tất nhiên là có thể, như mọi điều khác, nhưng xác suất của nó nhỏ hơn nhiều so với bạn nghĩ, nhất là nếu bạn vừa đọc Tam thể xong.

Hình dung các cách giải thích cho Fermi paradox như một cái cây. Thì hai nhánh đâu tiên là : 1.Chỉ có Trái đất có sự sống thông minh. 2.Ngoài Trái đất cũng có sự sống thông minh.

Nhánh 1 tiếp tục phân ra : 11.Ngoài Trái đất không có sự sống. 12.Ngoài Trái đất có sự sống, nhưng không thông minh. Ví dụ như sự sống chỉ phát triển đến mức vi khuẩn. (Càng tìm hiểu về Trái đất, bạn sẽ càng thấy nó đặc biệt. Cực kỳ đặc biệt.)

Nhánh 2 phân ra :

21.Các sự sống thông minh đó có, nhưng không “cùng thời” hoặc “cùng vùng” với Trái đất. Nghĩa là các nền văn minh cũng có tuổi thọ trung bình, chứ không phải sinh ra rồi cứ sinh sôi mở rộng vô tận. Ví dụ như một nghiên cứu gần đây về Drake equation cho kết quả là 36 nền văn minh trong ngân hà ngay lúc này. Và với mật độ thưa thớt như vậy, hai nền văn minh cũng cách nhau đủ xa để không kịp liên lạc với nhau trước khi chết. Một nghiên cứu khác cho kết quả phương trình Drake không phải bằng 0, nhưng nhỏ hơn 1. Nghĩa là 1 đã là nhiều, và có những khoảng thời gian dài trong ngân hà không có nền văn minh nào cả. Trái đất thực sự là duy nhất trong vũ trụ. (Thiên hà khác có thể có vài con, nhưng cũng không thể gặp nhau.)

Kênh youtube Cool worlds có vài clip hay về vấn đề này. Chủ kênh đề xuất cách “liên lạc” với các nền văn minh khác theo trục thời gian, để nếu nền văn minh trái đất có diệt vong thì sau này di sản của nó vẫn tồn tại. Một dạng “lá thư ở trong chai”. Khi nghĩ đến chuyện đó, ta mới phát hiện ra công nghệ của loài người còn ở mức thật sơ khai, vì không có bất cứ cách nào để lưu một thông điệp quá 100 nghìn năm, một chớp mắt so với thời gian tầm vũ trụ. Cách tốt nhất, rất bất ngờ, vẫn là khắc vào đá, như người tiền sử.

22.Có các nền văn minh cùng thời và cùng vùng, nhưng vì lý do nào đó mà không có tín hiệu. Nhóm 22 này rất rộng, và phân ra nhiều nhánh. Trong đó một nhánh lớn là 221. The great filter – sự sàng lọc lớn. Thuyết này cho rằng một nền văn minh phát triển đến mức độ nhất định sẽ tự hủy diệt, đây là một đặc tính chính trị xã hội nội tại của sự sống thông minh. Hơn nữa thời điểm tự hủy khá gần với thời điểm bùng nổ công nghệ. (Chưa kịp gửi nhiều tín hiệu thì đã chết.) Nhánh này, theo tình hình hiện nay, có vẻ đúng nhất.

Một nhánh khác là 222. Có thể gửi tín hiệu nhưng không muốn gửi. Nhánh này lại phân ra làm 3 nhánh :

-222A. Benevolence : nhánh nhân từ. Các nền văn minh thực sự phát triển là các nền văn minh đã vượt qua được sự sàng lọc lớn. Nó hiểu bản chất dã man và bạo lực của sự sống thông minh. Vì vậy nó chọn cách quan sát trong yên lặng và chỉ giúp đỡ các nền văn minh đã tự loại bỏ được thú tính nguyên sơ của mình.

-222B. Indifference : nhánh thờ ơ. Một số nền văn minh đã phát triển đến mức đối với nó sự sống ở Trái đất quá sơ khai, như con người đối với loài kiến vậy. Nhân loại được thoải mái “bò” ở trong khu vườn vũ trụ, và alien chả có hứng thú nói chuyện với lũ vô tri. Tất nhiên là vẫn bị theo dõi, nếu bò vào nhà thì sẽ bị xịt thuốc, nhưng cũng còn lâu.

-222C. Malevolence : nhánh độc ác. Dark forest nằm trong nhánh này. Ngoài ra còn có thuyết Berserker, nó cho rằng chỉ cần một nền văn minh tiến hóa xa là đủ để tiêu diệt toàn bộ các nền văn minh khác. Nó sẽ tạo ra một thứ gọi là Von Neumann probes, một loại vũ khí tự hành có khả năng nhân bản. Nó sẽ tiêu diệt mọi nền văn minh khi nền văn minh đó bắt đầu phát ra sóng radio. Như kiểu làm cỏ trong vườn. Còn nếu không, các probe này ở trạng thái ẩn mình. Game Mass Effect đã miêu tả cách giải thích này tuyệt hay.

.

Điểm yếu của thuyết Dark Forest

Tại sao tôi nói thuyết Dark Forest có điểm yếu ? Vì nó có hơi nhiều giả định. Một giả định lớn là các nền văn minh không thể nói chuyện với nhau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoang tưởng bị hại rồi đến chuỗi ngờ vực. Chỉ cần nói chuyện được với nhau, ý muốn tiêu diệt đối phương sẽ giảm đi rất nhiều. Và khi đó việc sở hữu vũ khí hủy diệt lại mang đến hòa bình, chứ không phải chiến tranh (mutual assured destruction).

Giả định lớn thứ hai là công nghệ tấn công mạnh hơn nhiều so với công nghệ phòng thủ. Có lẽ tác giả nghĩ như vậy vì hiện giờ trên trái đất có tình trạng này. Chưa có cách gì chắc chắn để chống tên lửa hạt nhân. Vũ trụ không giống trái đất. Ví dụ để một vũ khí tấn công qua khoảng cách hàng vạn năm ánh sáng, nó sẽ phải bay một quãng đường dài, và mất không ít năng lượng. Nếu nền văn minh phòng thủ có trình độ công nghệ tương đương, thì việc đánh chặn sẽ khá dễ dàng.

Giả định lớn thứ ba là các nền văn minh suy nghĩ theo cùng một kiểu. Đây là một giả định hơi narcissistic. Logic là một thuộc tính của ý thức con người, chưa chắc các ý thức kiểu khác đã sử dụng logic, nhất là nếu nó không đến từ sự sống carbon. (Alien is too alien hypothesis)

.

Còn có nhiều cách giải thích khác cho nghịch lý Fermi, ngoài các nhánh trên, và đơn giản hơn. Ví dụ là radio là một cách liên lạc kém hiệu quả và quá sơ khai, không có ai dùng nó cả. Hoặc thuyết giả lập, vì vũ trụ là giả lập, một game của god nào đó, việc trái đất có liên lạc được không, lúc nào, như thế nào, hoàn toàn tùy vào cảm hứng, một cái click chuột của god. Hoặc một thuyết khác cũng rất có khả năng, tương đương với Great Filter, rằng tất cả các nền văn minh đều chuyển qua dạng sống AI sau một thời gian ngắn ngủi bùng nổ công nghệ. Dạng sống này không cần sống gần các ngôi sao, mà các máy dò của con người hiện nay đều hướng về các ngôi sao. AI cũng không (chưa) quan tâm đến một dạng sống sơ khai như con người.

.

Dù có xác suất nhỏ, thuyết Dark Forest vẫn có khả năng xảy ra. Vì thế nói chung các nhà khoa học hiện vẫn đề nghị cấm METI – messaging extraterrestrial intelligence.

Where should my children live ? [3]

.

Phần này tiếp tục với các nước ở trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc

Nhật bản

Sau khoảng thời gian phát triển thần kỳ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến đầu những năm 90, Nhật trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Sau đó khủng hoảng diễn ra, đây là sự tất yếu của nền kinh tế thị trường. Vấn đề là Nhật không vượt qua được. 30 năm trì trệ, permanent stagnation, dân toàn giữ tiền mặt, không có lạm phát. Nếu không có chiến tranh Nga – Ukraine, có lẽ Nhật sẽ bị Đức vượt qua trong vài năm tới. Ở đây tôi sẽ không phân tích tại sao kinh tế Nhật lại như vậy, vì nó tuy dậm chân tại chỗ nhưng lại ổn định, và nó không ảnh hưởng nhiều đến việc có nên sống ở Nhật không.

Về xu hướng chính trị, Nhật giống với nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Đức, ở chỗ nó chịu một PTSD lớn sau WW2. Hiến pháp Nhật vẫn giữ như sau khi bại trận, cấm thành lập một quân đội có khả năng xâm chiếm các nước khác. Tuy vậy, khả năng quân sự của Nhật, và Hàn quốc, không hề yếu như nhiều người vẫn nghĩ. Cả hai nước này đều năm trong top 10 những nước có quân đội mạnh nhất thế giới, vượt xa Bắc Triều Tiên, đơn giản vì chi tiêu cho quân đội tỉ lệ với GDP, mà Nhật và Hàn đều là nước giàu. Bắc Triều Tiên vẫn luôn cư xử như một nước côn đồ, liên tục dọa nạt, và với 30 vũ khí hạt nhân hiện nay, nó có thể phá hủy hầu hết các thành phố lớn của 1 trong 2 nước trên, nhưng điều đó cũng có nghĩa là cuộc phản công sau đó sẽ xóa sổ đất nước biệt lập này.

Về văn hóa thì không cần phải nói nhiều, Nhật là một trong những nước có nền văn hóa truyền thống đặc sắc nhất thế giới. Bên cạnh đó, khả năng công nghệ và nghiên cứu trình độ cao cũng thuộc loại hàng đầu. Học đại học ở Nhật không phải là một ý tưởng tồi. Nhưng ở lại Nhật sống và làm việc lại là một câu chuyện khác. Hậu quả của nền kinh tế đứng im tại chỗ là khả năng đột phá, khởi nghiệp cực thấp. Nhật vốn không phải là nước thân thiện với dân nhập cư. Văn hóa công sở ở Nhật vẫn giữ những đặc tính thời xưa như bushido, đề cao sự trung thành và sự gắn bó lâu năm, không hướng đến tính sáng tạo và trí tưởng tượng. Làm việc đến kiệt sức là chuyện bình thường, và giả vờ làm việc cũng là chuyện bình thường. Nhật chỉ thích hợp cho đi du lịch mà thôi.

Một đặc tính không thể không nhắc đến : Nhật cũng phụ thuộc vào nhiên liệu thô giống Trung Quốc, và còn ở mức độ cao hơn, vì Nhật không có mỏ dầu khí nào. Nhật ý thức được điều này một cách sâu sắc, và cũng là nước đi đầu trong việc nghiên cứu các loại năng lượng mới, trong đó có một loại thủy điện mới đặt ở gần đáy biển, sử dụng năng lượng của các dòng nước chảy ngầm dưới lòng đại dương. Dù vậy, thay đổi lớn luôn cần thời gian, và nếu chiến tranh TQ – Đài loan nổ ra trong tương lai gần, đường vận chuyển dầu khí từ phía nam bị chặn, nhiều khả năng Nhật sẽ phải tham chiến.

Hàn quốc

Dù sắp chuyển thủ đô từ Seoul xuống miền trung, độ an toàn của Hàn quốc vẫn chẳng thay đổi là bao. Trong một kịch bản xung đột lớn xảy ra khắp thế giới, việc một nước chí phèo, không có gì để mất như Bắc Triều Tiên đánh xuống phía nam là chuyện bình thường.

Văn hóa làm việc của Hàn khá giống Nhật. Dù nước Nhật nổi tiếng về những vụ tự tử vì áp lực công việc, thật ra tỉ lệ tự sát của Hàn còn cao hơn. Điều đó có lẽ vì ngoài văn hóa công sở độc hại, Hàn còn là nước quan trọng hóa một cách tuyệt đối hình thức bề ngoài, và k-pop là một trong những nền công nghiệp giải trí có độ giả tạo cao nhất thế giới.

Kinh tế Hàn cũng khá giống Nhật, và đã gần bắt kịp Nhật về gdp per capita. Tôi nghĩ không có lý do gì để học và sống ở Hàn, nếu còn có những lựa chọn khác.

Úc

Một nước lớn của chuỗi đảo thứ ba. Vừa phụ thuộc lớn về kinh tế với TQ, vừa căm ghét TQ, giống như phần lớn các nước khác. Úc có đặc điểm là một quốc gia rộng lớn nhưng dân lại rất ít, tập trung chủ yếu ở phía đông và nam lục địa, rải rác ở vùng duyên hải. Trong thế chiến thứ hai, Nhật mở rộng chiến tranh khắp thái bình dương, thì chỉ đánh được đến phía tây bắc của Úc, lập căn cứ tại Papua new guinea. TQ cùng lắm cũng chỉ đến được chỗ đó. Vì thế sống ở Úc là hầu như không phải lo lắng về xung đột. Bên cạnh đó, do tỉ lệ dân châu Á ngày càng tăng, Úc đã tự định nghĩa lại là một nước châu á và gần như coi dân châu á là dân bản địa.

Tuy là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ, về mặt văn hóa Úc không ảnh hưởng quá lớn từ Mỹ. Không có phân cực lớn, chính trị Úc được định nghĩa chủ yếu về việc cân bằng giữa sự phụ thuộc về kinh tế và sự chán ghét với thói bành trướng và xâm lấn của TQ.

Nếu chọn đối đầu với TQ khi TQ đánh Đài Loan, Úc sẽ gặp thiệt hại về kinh tế. Thứ nhất kinh tế Úc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khoáng sản sang TQ. Thứ hai là số lượng du học sinh TQ sang Úc học rất đông, phục vụ cho nhóm này mang lại lợi ích lớn cho Úc.

Úc không phải là một nước có truyền thống văn hóa thú vị và lâu đời, nhưng các mặt khác đều tạm ổn.

New zealand

Giống Úc về nhiều mặt. An ninh còn tốt hơn, hiện đang có nhiều tỷ phú mỹ mua đất, xây hầm trú ẩn, trang trại định cư, để tránh các xung đột tiềm năng trong tương lai. Cảnh sắc đẹp hơn. Và không quá phụ thuộc vào TQ như Úc.

Điểm trừ lớn là thiên tả. Điểm trừ nhỏ là hơi lạnh và gió (so với tôi).

Nếu tiêu chí để chọn nơi sinh sống là an toàn, New zealand đứng đầu trong danh sách của tôi.

Under a ruthless sky

.

Quite an experience to live in fear, isn’t it ? That’s what it is to be a slave.

-Batty, Blade Runner

.

Now the summer is passed,

It might never have been.

It is warm in the sun,

but it isn’t enough.

.

All that I could attain,

like a five-fingered leaf,

Fell straight into my hand,

But it isn’t enough.

.

Neither evil nor good

Has yet vanished in vain.

It all burned and was light,

but it isn’t enough.

.

Life has been like a shield

and has offered protection.

I have been very lucky,

But it isn’t enough.

.

The leaves were not burned,

the boughs were not broken.

The day shines like glass,

But it isn’t enough.

.

-by Arseny Tarkovsky

.

Bài thơ này được dịch từ tiếng Nga, tôi nghĩ nó đã mất một chút vần điệu. Khi đứng riêng, nó không nói lên nhiều. What isn’t enough ? – người đọc có thể thắc mắc. Nhưng khi đặt trong bộ phim kinh điển Stalker (1979) của đạo diễn Tarkovsky, nó lập tức tỏa sáng như một viên ngọc.

Stalker là một phim có thời lượng dài, khoảng 2h40 phút. Phần lớn thời gian toàn là quay rác rưởi, phế liệu, nhà cửa đổ nát. Vậy mà bằng cách nào đó, nó là một trong những bộ phim đẹp nhất, và buồn nhất mà tôi từng được xem. Một sự đối lập rực rỡ với những bộ phim Hollywood hiện đại với kinh phí cả trăm triệu đô, với những đại cảnh cgi hoành tráng, những trai xinh gái đẹp da mặt cà mịn như nhung, những câu chuyện giả tạo, những kịch bản rác rưởi.

Tôi nhận ra một điểm đặc biệt : có lẽ tôi-trước-40-tuổi sẽ không thấy phim này đẹp và buồn như thế. Một trong lý do chính khiến tôi hiện nay khác với tôi hồi xưa, đó là tôi đã đọc về lịch sử nhiều hơn. Cụ thể ở đây là lịch sử của hai nước toàn trị lớn nhất : Liên Xô và Trung Quốc. Có thể nhận thấy điều này khi xem các bài review trên imdb : những bài từ những năm 2000, do những người già hơn viết, phần lớn là khen. Những bài mới từ 2010 phần lớn là chê với những lý do mà tôi thấy là do không có khái niệm gì về thứ mà bộ phim muốn nói. Tôi nghĩ, để thực sự trưởng thành, người ta không thể không đọc Quần đảo ngục tù (The gulag Archipelago). Có lẽ trong lịch sử chưa từng có cuốn sách nào có sức nặng khủng khiếp như vậy, và số người có thể đọc từ đầu đến cuối là rất ít. Tôi cũng mới chỉ đọc được một phần của cuốn sách 3000 trang này. Phần tôi đã đọc cũng đủ để tôi thấy biết ơn khi không phải sinh ra vào thời đại đó, trong những đất nước đó. Một địa ngục mà con người phải đấu tranh liên tục, không ngừng nghỉ, không chỉ trong suốt cuộc đời, mà còn trong từng câu nói, trong từng biểu cảm, trong từng hơi thở, để giữ được nhân tính của mình.

Tarkovsky làm phim này vào năm 79, nghĩa là thời điểm mà cơn ác mộng đã gần đến hồi kết. Nhưng bài thơ này không phải của ông, mà là của bố ông, một nhà thơ. Hãy đi đến tận cùng của nỗi tuyệt vọng, để thấy nỗi tuyệt vọng không phải là một đóa hoa. Nó đẹp hơn một bông hoa, nó không phải đồ trang sức, và nó ôm trong mình cái ý chí không khuất phục của cả một đời người. Trong một thế giới mà mỗi cử động của con người đều bị trĩu xuống bởi hàng tấn xiềng xích vô hình, nghệ thuật vẫn tìm được con đường của nó. Những tảng băng trôi, những hình ảnh phản chiếu qua gương, những câu chuyện thần thoại. Khi mà nói thẳng, nói thật, thậm chí nói bóng gió đều dẫn đến tù đày hoặc bị giết, người nghệ sĩ không bỏ cuộc. Đó chính là lúc những tác phẩm vĩ đại ra đời.